Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới không ngừng phát triển với những kỷ luật và kỹ năng mới phát sinh hàng năm. Với rất nhiều điều để học và quá ít thời gian, việc sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả là điều cần thiết.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới không ngừng phát triển với những kỷ luật và kỹ năng mới phát sinh hàng năm. Với rất nhiều điều để học và quá ít thời gian, việc sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả là điều cần thiết.
Phương pháp [5+1+1] chính là 5 ngày một tuần được sử dụng để học tập, 1 ngày rảnh rỗi được sử dụng để hoàn thiện bản thân, 1 ngày ôn tập được sử dụng để tổng kết và đúc kết kinh nghiệm.
5 ngày làm học tập/làm việc: Chủ yếu được sử dụng để giải quyết các nội dung cốt lõi. Như công việc và học tập (có thể áp dụng phương pháp 4+4+2 cho 5 ngày này).
1 ngày rảnh rỗi: dùng chủ yếu để thư giãn, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống.
1 ngày ôn tập: sắp xếp những việc chưa hoàn thành trong tuần đó. Kiểm tra những thiếu sót và điền vào chỗ trống. Đồng thời lên kế hoạch những việc cần làm vào tuần tới.
Trên đây là 06 phương pháp học tập hiệu quả và nhanh chóng. Mà các học bá đã đúc rút và chia sẻ với các bạn. Hicampus hy vọng các bạn có thể áp dụng các cách phù hợp với mình để có thể đạt được hiệu suất cao trong học tập và công việc!
Kết nối cùng Hicampus để được tư vấn về các chương trình đào tạo và chỉ tiêu học bổng nhé!
Nhà Tâm lí học người Thụy Sĩ Jean Piaget từng nói: “Kiến thức là kết quả của trải nghiệm”. Quả thực, “học đi đôi với hành”. Đây là cách nhanh nhất giúp chúng ta đến gần hơn với nền văn minh của nhân loại. Thực tế, mỗi ngày con người đều phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Việc giải quyết những vấn đề ấy chính là nền tảng của sự phát triển. Nếu chúng ta mong muốn học sinh thành công trong tương lai, chúng ta cần hướng họ đến việc tích lũy kiến thức dựa trên việc giải quyết các vấn đề thực tế. Trên cuộc hành trình đó, Học tập qua dự án (Project-Based Learning) được xem là phương pháp học tập của thế kỷ 21. Hãy đọc bài viết để có được cái nhìn tổng quan về phương pháp học tập này.
Nguồn ảnh Pintera Studio từ Pixabay
Nhìn chung, Học tập qua dự án là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó mang đến cho học sinh cơ hội để mở rộng kiến thức nền tảng. Đồng thời, phát triển các kỹ năng thông qua thực hiện các dự án giải quyết những vấn đề họ có thể gặp phải trong thực tế cuộc sống.
Học tập qua Dự án cấu trúc lại chương trình học tập từ những dự án rời rạc, đặt ra cho người học những câu hỏi phức tạp buộc người học phải trả lời để giải quyết vấn đề. Những dự án thường quá sức nếu một học sinh thực hiện cá nhân. Do vậy, Học tập qua dự án khuyến khích người học làm việc theo nhóm. Học sinh có thể làm việc theo cặp đôi hoặc theo nhóm. Họ cùng tiến hành nghiên cứu, phân tích thông tin và đưa ra kết luận riêng. Nhờ đó, họ hiểu sâu kiến thức và phát triển nhiều kỹ năng. Họ dần trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng xu hướng phát triển của thế giới.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Học tập qua Dự án đã thay đổi phương pháp dạy học truyền thống. Nó đã thay đổi cách thức học tập thụ động và học vẹt. Phương pháp học tập này thúc đẩy người học tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình học tập. Nó tối ưu hơn hẳn việc cố gắng nhồi nhét kiến thức để vượt qua các bài kiểm tra. Ngoài ra, Học tập qua Dự án cũng là một lời gợi ý để khiến khóa học trực tuyến của bạn tương tác hơn. Hơn thế, nó giúp trao quyền làm chủ cho học sinh.
Như đã nói trước đó, học sinh phải sử dụng nhiều kỹ năng để hoàn thiện một dự án. Do đó, người hướng dẫn có thể đánh giá khả năng của học sinh qua quan sát, thu thập, phân tích và tóm tắt dữ liệu. Nói cách khác, người hướng dẫn sẽ có cơ hội tốt hơn để đánh giá năng lực của học sinh. Nó sẽ tốt hơn những bài tiểu luận hay bài kiểm tra miệng thuộc lòng. Hơn thế, kết quả sẽ thực sự ý nghĩa khi học sinh thực hiện dự án bằng cả tâm huyết. Đó là sản phẩm của sự hợp tác và quá trình làm việc hăng say.
Nguồn ảnh Gerd Altmann từ Pixabay
“Chúng ta không học từ trải nghiệm. Chúng ta học từ phản ánh những trải nghiệm” (John Dewey). Thông qua một khóa Học tập qua Dự án, nó có thể phản ánh điều người học đã học được, họ học như thế nào và học để làm gì. Ngoài ra, người hướng dẫn có thể đưa ra những phản hồi tích cực cho mỗi dự án để giúp học sinh cải thiện và làm tốt hơn trong tương lai.
Như vậy, những lợi ích trên đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về Học tập qua Dự án. Đó là lý do tại sao phương pháp này được xem như phương pháp học tập của thế kỷ 21 và đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà trường và cả trong những lớp học trực tuyến. Bạn đã sẵn sàng để tham gia vào các khóa học Học tập qua Dự án chưa? Hãy nhớ rằng bạn luôn luôn có ActivePresenter là người bạn đồng hành. Hãy tải ActivePresenter ngay hôm nay và thiết kế khóa học Học tập qua Dự án của riêng mình.
Hy vọng bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với phần mềm thiết kế bài giảng chuyên nghiệp của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm trang Bài viết thường xuyên để cập nhật nhiều xu hướng eLearning như Game hóa, Học tập kết hợp, Học tập từng bước nhỏ và nhiều xu hướng khác.
Điều nhấn mạnh là khi bạn bước vào một lĩnh vực nào đó. Bạn không nên nghĩ đến việc bắt đầu lại từ đầu mà hãy học cách đứng trên vai những người khổng lồ. Để học hỏi và nhanh chóng xây dựng kiến thức về lĩnh vực đó.
Những gì bạn muốn học, nhất định cũng có người đang nghiên cứu về nó. Vậy nên bước đầu tiên của phương pháp này chính là đi tìm người khổng lồ đó. Chẳng hạn như các chuyên gia trong lĩnh vực đó, những quyển sách kinh điển và các khóa học chất lượng cao.
Bước 2: Học hỏi từ người khổng lồ.
Tiếp thu đầy đủ khung kiến thức của người khổng lồ. Vì người ta đã cô đọng những kiến thức quan trọng nhất về lĩnh vực này rồi.
Điều chúng ta cần làm là hấp thụ những tinh hoa tinh túy này.
Bước 3: Tổng hợp những kiến thức đã học.
Mỗi người khổng lồ đều có hệ thống kiến thức riêng và chúng ta có thể học hỏi từ nhiều người. Sau đó tổng hợp chúng vào khung kiến thức của riêng mình để nhanh chóng xây dựng những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của lĩnh vực đó.
Phương pháp [4+4+2] chính là dành 4 tiếng trong ngày để tập trung học, 2 giờ buổi tối để tự do.
+ 8:00 – 12:00: tập trung học hành
+ 14:00 – 18:00: tập trung học hành
+ 20:00 – 22:00: thời gian tự do
– Thời gian tập trung học: tập trung vào việc học chuyên ngành chính. Và hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết phải hoàn thành
– Thời gian tự do: sở thích, hoàn thiện bản thân, đọc sách, học hỏi kỹ năng.
Trong khoảng thời gian tập trung học, hãy thật sự tập trung, bỏ điện thoại xuống. Giảm bớt sự phân tâm và nâng cao hiệu quả học tập và làm việc, có thể làm những gì mình muốn vào buổi tối.
Chuẩn bị hành trang cho học sinh sẵn sàng bước ra thế giới không phải là nhiệm vụ dễ dàng với bất cứ nhà giáo dục nào. Quả thực, người học trước đây khác rất nhiều so với người học thời đại này. Xã hội thay đổi từng ngày với một nhịp độ phát triển nhanh chóng. Thực tế đã chứng minh rằng học sinh cần phát triển một loạt các kỹ năng để thích ứng với môi trường đại học hay công việc tương lai. Những kỹ năng đó được gọi là Những kỹ năng của thế kỷ 21. Và học sinh có thể có được nhờ Học tập qua Dự án.
Khi thực hiện một dự án, học sinh sẽ có cơ hội tư duy độc lập và sáng tạo. Đồng thời, họ sẽ cùng hợp tác làm việc, đạt đến một sự thống nhất, học cách truyền tải ý tưởng cá nhân hiệu quả, v.v. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề, học sinh sẽ phải hiểu thực tế vấn đề, phân tích số liệu và tóm tắt số liệu thu thập được. Để xử lí chính xác số liệu, học sinh phải sử dụng thành thạo máy tính.
Nói cách khác, Học tập qua Dự án giúp học sinh phát triển các kỹ năng để tồn tại, thích ứng và phát triển toàn diện trong một xã hội hiện đại với nền kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, học sinh có thể giải quyết mọi nhiệm vụ học tập trong tương lai một cách dễ dàng.