Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học đào tạo về các kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành giúp người học có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp, xây dựng và quản trị các hệ thống CNTT, thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT. Đồng thời, các bạn sẽ có được kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, thái độ và năng lực làm việc chuyên nghiệp.
Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học đào tạo về các kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành giúp người học có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp, xây dựng và quản trị các hệ thống CNTT, thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT. Đồng thời, các bạn sẽ có được kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, thái độ và năng lực làm việc chuyên nghiệp.
Thời gian đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại UIT là 4 năm (bao gồm 8 học kỳ).
Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là tối thiểu 119 tín chỉ (chưa tính 12 tín chỉ Anh văn), trong đó có 39 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương, 44 tín chỉ cơ sở nhóm ngành và cơ sở ngành, tối thiểu 24 tín chỉ chuyên ngành và 12 tín chỉ kiến thức tốt nghiệp.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Công nghệ thông tin tại UIT trong bảng dưới đây:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của UIT
Bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, UIT còn có chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao định hướng Nhật Bản (mã ngành là 7480201_CLCN) với chương trình đào tạo theo khung chương trình hệ đào tạo chính qui đại trà. Ngôn ngữ giảng dạy là Tiếng Việt và môn học ngoại ngữ là Tiếng Nhật. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đạt trình độ N3 JLPT Tiếng Nhật.
Điều kiện học tập dành cho sinh viên theo học chương trình này rất tốt, với quy mô lớp nhỏ chỉ từ 20-40 sinh viên/lớp, cơ sở vật chất hiện đại, các phòng học đều được trang bị điều hòa, phòng thực hành máy tính cấu hình cao, giảng viên giảng dạy đều là các Thạc sĩ, Tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy của Trường Đại học Quốc gia.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được giảng dạy một số môn học bằng Tiếng Nhật. Ngoài ra sinh viên còn được tăng cường giảng dạy về quy trình và văn hóa làm việc tại Nhật Bản. Sinh viên cũng sẽ được nhà trường giới thiệu đi thực tập tại Nhật Bản hoặc tại các chi nhánh công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Sinh viên viên ngành Công nghệ thông tin có rất nhiều lợi thế trong việc chọn lựa nghề nghiệp. Bởi nguồn nhân lực ngành này ở nước ta còn rất khan hiếm trong khi có đến hàng nghìn đầu việc tuyển dụng hàng năm.
– Kỹ sư công nghệ thông tin thực hiện các công việc như thiết kế, phát triển, triển khai và giám sát các hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, hệ thống mạng máy tính truyền thông và hệ thống an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
– Chuyên viên tư vấn và thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin.
– Giảng viên và nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
– Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin làm việc trong các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Vừa rồi là bài viết review về ngành Công nghệ thông tin của Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Qua những thông tin trong bài viết chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn chân thực hơn về ngành học có rất có tiềm năng phát triển này. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn đưa ra được quyết định chọn ngành, chọn trường phù hợp với mình.
Công nghệ thông tin vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực công nghệ, máy tính. Bởi cơ hội nghề nghiệp đa dạng, mức lương cao và mang tính sáng tạo, năng động. Vậy học ngành này nên học trường nào tốt nhất? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Công nghệ thông tin vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực công nghệ, máy tính
Đây là vấn đề mà các bạn muốn tìm hiểu nhất đúng không? Đến cuối cùng thì mục đích chúng ta đi học cũng là để sau này có một công việc và mức lương tốt. Nói chung là nếu tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin thì các bạn có thể bị choáng ngợp vì độ phong phú của nó đấy. Ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là một ngành có cơ hội việc làm rất lớn và nhiều triển vọng trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một công việc đúng ngành với mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc phổ biến sau:
– Làm chuyên viên, kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, chủ yếu trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, địa lý, viễn thám. Các công ty điển hình: FPT, Esri, TMA, ArcGIS và các công ty phần mềm chuyên dụng khác.
– Làm chuyên viên, kỹ sư quản lý, giám sát, vận hành các dự án công nghệ thông tin; hoặc kỹ sư phân tích và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin tại các công ty, doanh nghiệp (bưu điện, ngân hàng, siêu thị…)
– Làm chuyên viên, kỹ sư khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng tại các công ty, doanh nghiệp về vấn đề phân tích định lượng (IBM, Samsung, Thế giới di động, CoopMart…).
– Làm chuyên viên, kỹ sư xây dựng và phát triển các ứng dụng về lĩnh vực công nghệ Web và truyền thông xã hội tại các đơn vị chuyên phát triển phần mềm như Google, CMC, Microsoft hoặc các công ty phần mềm khác.
– Làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học và cao đẳng.
Tóm lại, lựa chọn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, đặc biệt trong thời kỳ đang phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay là một sự lựa chọn đúng đắn và khôn ngoan cho các bạn yêu thích công nghệ. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết “Review ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Lương “nghìn đô” là chuyện nhỏ” ở trên, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích và cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn ngành học tương lai cho bản thân mình.
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng.
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin trở thành trường đại học uy tín về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan trong khu vực Châu Á.
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng.
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin là một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin trở thành trường đại học uy tín về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực liên quan trong khu vực Châu Á.
I. Phương thức xét tuyển năm 2024
1. Tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển: 25% chỉ tiêu
• Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT (TT BỘ)
• Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM (UTXT ĐHQG)
• Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT theo quy định ĐHQG-HCM (UTXTT ĐHQG)
• Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Trường ĐH.CNTT (UTXTT UIT)
2. Xét tuyển dựa trên điểm thi: 68% chỉ tiêu
• Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức (ĐGNL-HCM)
• Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HN tổ chức (ĐGNL-HN)
• Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (THPT)
3. Xét tuyển dựa trên các Chứng chỉ quốc tế uy tín: 7% chỉ tiêu
• Chứng chỉ quốc tế đánh giá kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội
• Chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật
II. Chỉ tiêu tuyển sinh 2024 (Dự kiến)
Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM, dự kiến tuyển 2.000 sinh viên chính quy, tăng 200 so với năm ngoái.
III. Chi tiết các phương thức xét tuyển
1. Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
1.1.Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT
Đối tượng: Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo thông báo xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của trường Đại học Công nghệ Thông tin (Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, …).
Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành:
- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật; thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba các nghề Cơ điện tử, Tự động hóa công nghiệp, Robot di động, Điện tử, Thiết kế và phát triển trang Web, Giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin, Lắp cáp mạng thông tin, Thiết kế đồ họa, Quản trị hệ thống mạng CNTT trong kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật.
Ưu tiên xét tuyển vào tất cả các ngành:
- Thí sinh đạt giải các môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT, có kết quả kỳ thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường quy định.
1.2. Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT (theo quy định ĐHQG-HCM)
- Tuyển được học sinh giỏi trường THPT vào những ngành/nhóm ngành phù hợp.
- Tăng thêm cơ hội, nguyện vọng cho học sinh giỏi vào học tại ĐHQG-HCM.
- Thực hiện chủ trương công bằng xã hội trong chính sách tuyển sinh của ĐHQG-HCM.
+ Đối tượng: Áp dụng cho tất cả các trường THPT trên cả nước (bao gồm trường Tiểu học-THCS-THPT, trường THCS-THPT và trường THPT, không bao gồm Trung tâm Giáo dục thường xuyên).
+ Điều kiện: Hiệu trưởng/Ban Giám hiệu giới thiệu 01 thí sinh giỏi nhất trường THPT theo các tiêu chí sau:
· Học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt trong 3 năm THPT
· Và có điểm trung bình cộng 3 năm THPT thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất.
· Giấy chứng nhận hoặc giấy khen đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố giải Nhất, Nhì, Ba (chọn giải thưởng cao nhất đạt được ở THPT).
. Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
· Giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, rèn luyện trong quá trình học THPT.
1.3.Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM
+ Đối tượng học sinh củacác trường THPT theo danh sách do ĐHQG công bố, bao gồm các trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của cáctrường THPT đạt các tiêu chí sau:
- Trường THPT có số lượng thí sinh trúng tuyển, nhập học nhiều vào ĐHQG-HCM.
- Trường THPT có số lượng cựu học sinh đạt kết quả học tập cao khi học đại học tại ĐHQG-HCM.
- Phân bổ số lượng trường theo hướng ưu tiên khu vực tuyển sinh hoặc tỉnh/thành có số lượng thí sinh đăng ký, trúng tuyển nhiều vào ĐHQG-HCM giai đoạn 2018 – 2020.
- Có hạnh kiểm tốt trong 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 và đáp ứng một trong các điều kiện sau:
o Học sinh của các trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc đạt tối thiểu 2 năm học sinh giỏi trong các năm học ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).
o Học sinh của các trường trung học phổ thông theo danh sách do ĐHQG-HCM công bố đạt 3 năm học sinh giỏi ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).
o Là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.
- Điểm học tậpdùng để xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký theo thang điểm 10 được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Lưu ý: Điểm UIT Code Contest là điểm quy đổi theo quy định của Trường dành cho thí sinh có tham gia cuộc thi UIT Code Contest do Trường ĐH CNTT tổ chức và được cấp giấy chứng nhận (thời hạn được tính không quá 2 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường).
+ Thí sinh là thành viên đội tuyển của Trường hoặc Tỉnh/ Thành phố tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.
1.4.Ưu tiên xét tuyển thẳngtheo quy định của Trường ĐH CNTT
- Tuyển thẳng vào chương trình tài năng
+ Mục tiêu: Tuyển chọn những sinh viên ưu tú, xuất sắc nhất, nhằm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia chất lượng cao của các ngành công nghệ mũi nhọn. Sinh viên chương trình tài năng được định hướng, khuyến khích tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng có tính sáng tạo cao.
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba môn Tin học, Toán, Lý, Hóa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thời gian đạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.
- Thí sinh đạt giải vô địch, giải nhất (vàng), giải nhì (bạc) của Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia” (cấp quốc gia) trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.
Ưu tiên xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành
- Thí sinh đạt giải đặc biệt, giải 1, 2, 3 kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/ Olympic phần mềm mã nguồn mở (Procon) trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.
- Thí sinh đạt giải vô địch, giải nhất (vàng), giải nhì (bạc) , giải ba (đồng) Kỳ thi “Lập trình Châu Á - ICPC Asia” (cấp quốc gia) trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba từ kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trong hai năm liền kề trước năm tuyển sinh.
- Thí sinh đạt huy chương vàng/bạc/đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á; thí sinh đạt giải vô địch cờ vua/cờ tướng trẻ quốc gia. Thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 3 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường. Điểm trung bình kết quả học tập THPT các môn trong tổ hợp xét tuyển ≥ 7.0.
2. Phương thức2: Xét tuyển dựa trên điểm thi
2.1.Điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG-HCM tổ chức
+ Đối tượng: Thí sinh có kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG-HCM tổ chức và thỏa điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
+ Phương thức, điều kiện xét tuyển: theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của ĐHQG-HCM.
2.2. Điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQG-HN tổ chức
+ Đối tượng: Thí sinh có kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG-HN tổ chức và thỏa điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
+ Phương thức, điều kiện xét tuyển: theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của Trường.
+ Đối tượng: Thí sinh có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và thỏa điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
+ Phương thức, điều kiện xét tuyển: theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
+ Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D06, D07 (tùy theo ngành).
- Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật) theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT: Điểm quy đổi xét tuyển là 10.
- Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT từ cấp độ N3 trở lên: Điểm quy đổi xét tuyển là 10.
- Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh tương ứng được quy đổi theo bảng sau:
3.Phương thức3: Xét tuyển dựa trêncác chứng chỉ quốc tế uy tín
3.1. Chứng chỉ quốc tế đánh giá kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội
- Nhóm đối tượng 1 (xét tuyển vào tất cả các ngành): Thí sinh người Việt Nam tốt nghiệp THPT Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Nhóm đối tượng 2 (chỉ xét tuyển vào chương trình tiên tiến ngành Hệ thống Thông tin - học bằng Tiếng Anh): Thí sinh người nước ngoài tốt nghiệp THPT nước ngoài.
- Có hạnh kiểm tốt và tối thiểu đạt danh hiệu học sinh khá (hoặc tương đương) trong các năm học THPT.
- Có chứng chỉ quốc tế thỏa một trong những điều kiện sau:
§ Chứng chỉ SAT có điểm từ 510 trở lên cho mỗi phần thi.
§ Chứng chỉ ACT có điểm trung bình từ 21 trở lên.
§ AS/A level có điểm từ C-A cho mỗi môn thi.
§ Tú tài quốc tế (IB) có tổng điểm từ 21 trở lên.
§ Các văn bằng, chứng chỉ quốc tế uy tín khác được Hội đồng tuyển sinh chấp thuận.
3.2 Chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật
+ Đối tượng: Thí sinh người Việt Nam tốt nghiệp THPT Việt Nam hoặc nước ngoài (xét tuyển vào tất cả các ngành).
- Có hạnh kiểm tốt và tối thiểu đạt danh hiệu học sinh khá (hoặc tương đương) trong các năm học THPT.
- Điểm trung bình 3 năm THPT của mỗi môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký ≥ 8.0.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn thời hạn thỏa điều kiện trong bảng sau:
- Thí sinh được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng, việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01
nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
- Thí sinh thực hiện video theo chủ đề cho trước.
- Điểm học tập dùng để xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 năm THPT của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký theo thang điểm 10 được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
- Điểm xét tuyển bao gồm: Điểm học tập , Điểm chứng chỉ ngoại ngữ , Điểm video và Điểm ưu tiên (nếu có).
+ Trong đó, điểm ngoại ngữ được quy đổi theo bảng sau:
Lưu ý: Điểm UIT Code Contest là điểm quy đổi theo quy định của Trường dành cho thí sinh có tham gia cuộc thi UIT Code Contest do Trường ĐH CNTT tổ chức và được cấp giấy chứng nhận (thời hạn được tính không quá 2 năm tính đến ngày xét tuyển vào Trường).
o Thí sinh đạt giải 1,2, 3 kỳ thi HSG cấp Tỉnh/TP/Quốc gia các môn Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.
4. Phương thức 4: Xét tuyển theo tiêu chí riêng của chương trình liên kết với Đại học Birmingham City – Anh Quốc, do ĐH Birmingham City cấp bằng (không tính vào tổng chỉ tiêu)