Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924
Email: [email protected]
Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
(Chinhphu.vn) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989...
Chiều 3/12, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” để phân tích, luận bàn và tìm ra những giải pháp phòng chống, ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam.
Ngày 21/6, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tham dự buổi gặp mặt những người làm báo của Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ và dự Lễ ra mắt chính thức Trang Xây dựng chính sách, pháp luật (thuộc Báo Điện tử Chính phủ), ra mắt App mobile của Báo Điện tử Chính phủ.
Chiều 5/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm Kinh tế Việt Nam vượt những "cơn gió ngược" với sự tham dự của lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước để hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn, đánh giá ở góc nhìn đa diện, đa chiều về những cơ hội và thách thức, những kết quả nổi bật, những kỳ vọng và các vấn đề cuộc sống đặt ra.
Chiều 15/8, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký kết Chương trình hợp tác truyền thông.
Chiều 19/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự buổi gặp mặt kỷ niệm
(21/6/1925-21/6-2023) tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Một năm sau khi Nghị quyết được ban hành, dịch bệnh được kiểm soát ngày càng vững chắc hơn, tình hình kinh tế-xã hội phục hồi nhanh và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực, ấn tượng, nổi bật so thế giới trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ.
Sáng 12/8, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế" với sự tham dự các vị khách mời là lãnh đạo các cơ quan chức năng, bệnh viện, chuyên gia.
Sau thời gian được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 20/6/2022, nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ra mắt Chuyên trang “Xây dựng chính sách, pháp luật” tại địa chỉ xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
Chiều 27/5, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" với sự tham gia của 4 lãnh đạo bộ, ngành.
Sáng 18/1, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ khai trương Hệ thống giao diện mới và vận hành Tòa soạn hội tụ nhân dịp kỷ niệm 16 năm ngày Cổng Thông tin điện tử Chính phủ hòa mạng internet toàn cầu (10/1/2006-10/1/2022).
Chiều 4/1, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Nhìn lại 2021-Những chuyển hướng chiến lược" nhằm phân tích, đánh giá về những chính sách mang tính chuyển hướng chiến lược trong phòng, chống dịch Covid-19, nhất là Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, các dấu ấn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm qua, đặc biệt là suy nghĩ và nhận định về triển vọng năm 2022 cũng như các năm tiếp theo.
Sáng 18/10, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới”. Tại tọa đàm, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia đã phân tích, bình luận, làm rõ hơn các thông tin, nội dung cụ thể liên quan Nghị quyết 128/NQ-CP, tư duy và sự chuyển hướng chiến lược của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch cũng như việc đưa Nghị quyết vào thực thi hiệu quả trong cuộc sống.
Hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em" do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngày 16/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã phối hợp Tập đoàn Mai Linh tổ chức trao 100 máy tính bảng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 xã Tự Nhiên và Tiền Phong của huyện Thường Tín, TP Hà Nội.
Chiều 8/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với Công ty TNHH Medicon trao tặng cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh Nam Định, Vĩnh Long, Hậu Giang 100.000 bộ kit test nhanh kháng nguyên Trueline Covid-19 Ag Rapid Test để góp sức cùng các địa phương chống dịch.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tích cực mà Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ đã đạt được, góp phần vào thành tích chung của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ trong thời gian qua. Cổng cần xây dựng đề án, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Chiều 6-1, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ kỷ niệm 15 năm hoà mạng internet toàn cầu (10-1-2006 – 10-1-2021). Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Hồng Sâm, Quyền Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ kể từ ngày 24-12.
(Chinhphu.vn) - Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Chính phủ, sự cộng tác chặt chẽ của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia uy tín hàng đầu đất nước và đặc biệt là với những niềm tin, tình cảm mà bạn đọc đã dành cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, chúng ta có thể tin tưởng rằng chuyên trang "XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT" sẽ trở thành một trong những địa chỉ tin cậy, một diễn đàn hữu ích của người dân và doanh nghiệp trong công tác xây dựng, tổ chức thực thi, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống.
Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Quê quán: Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ngày vào Đảng: 25/12/1986 Ngày chính thức: 25/12/1987
- Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép; Luật
- Học hàm, học vị: Tiến sỹ Luật học, Phó Giáo sư Ngành Khoa học An ninh
+ 01 Huân chương Quân công hạng Ba
+ 02 Huân chương Chiến công hạng Hai
+ 01 Huân chương Lao động hạng Nhì
+ 01 Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất
+ 01 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ
- Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, XIII.
- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII, XIII
- Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (từ 05/4/2021)
- Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.
Học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Đại học Xây dựng Bucarest - Rumani, Khoa xây dựng dân dụng - công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép.
Được bầu làm Bí thư BCH Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn Rumani và Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại nước cộng hòa Rumani.
Tốt nghiệp Đại học, chờ tiếp nhận công tác.
Cán bộ tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) – Bộ Ngoại giao.
Đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo (nay là Học viện Quốc tế) – Bộ Công an.
Cán bộ tình báo Cụm Tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công An.
Cán bộ tình báo Cục Tình báo phía Nam thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
Cán bộ tình báo, Cục Âu Mỹ thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani.
Cán bộ tình báo; Phó Trưởng phòng Cục Tình báo Châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Công an; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an.
Đào tạo nghiệp vụ tại Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh) – Bộ Công an.
Đào tạo lý luận chính trị cao cấp tại trường Đảng cao cấp (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Phó Cục trưởng; Quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế - khoa học công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an.
Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần - kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII; phụ trách Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng bầu tái cử Bộ Chính trị khóa XIII. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tham gia Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.
Các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về KH&CN trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30/7/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “Ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế”...Để thể chế hoá về mặt nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP, ngày 4/8/1993 về “Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90”.
Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70, CNTT ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước.
Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT đã được nâng lên một bước. Nguồn nhân lực về CNTTT tăng lên đáng kể. Viễn thông đang phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá. Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm.
Tuy nhiên, CNTT Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT; đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết; quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT chưa đầy đủ; thực hiện chưa triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT; quản lý nhà nước trong các lĩnh vực máy tính, viễn thông và thông tin điện tử chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet, chưa coi đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH.
Nhằm tạo ra bước phát triển và ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin trong thời kỳ mới, Bộ Chính trị (khóa VIII) ra “Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT)ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Toàn văn Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2000
CHỈ THỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở NƯỚC TA
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu : "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...". Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác định : "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"... Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90".
Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70 công nghệ thông tin ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công nghệ thông tin đã được nâng lên một bước. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tăng lên đáng kể. Viễn thông đang phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá. Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm.
Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đầu tư cho công nghệ thông tin chưa đủ mức cần thiết; quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của công nghệ thông tin chưa đầy đủ; thực hiện chưa triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; quản lý nhà nước trong các lĩnh vực máy tính, viễn thông và thông tin điện tử chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet, chưa coi đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội.
II. MỤC TIÊU, CHỦ TRƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Đến năm 2010, công nghệ thông tin Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây :
- Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.
- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
- Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
Để thực hiện tốt mục tiêu nêu trên, Bộ Chính trị chủ trương :
1- ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
2- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển.
3- Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ.
4- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
5- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau đây :
1. ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn xã hội.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài.
Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ. Đảm bảo đến năm 2005, về cơ bản xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ.
Tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính (thuế, kho bạc, kiểm toán...), ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại, thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chữa bệnh từ xa, thư viện điện tử,...); đảm bảo cácđiều kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Các doanh nghiệp, trước hết là các tổng công ty 90 và 91 cần đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, sử dụng thương mại điện tử, coi đó là biện pháp cơ bản để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Khẩn trương xây dựng các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, kết hợp công nghệ thông tin với công nghệ sinh học để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt góp phần xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa.
Tạo điều kiện để mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất nước có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt quan tâm hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật.
Lực lượng an ninh - quốc phòng nhanh chóng phổ cập, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tạo tiền đề quan trọng góp phần xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; từng bước xây dựng hệ thống tự động hóa chỉ huy, kiểm soát, làm chủ, cải tiến vũ khí, khí tài và phương tiện chiến đấu; đảm bảo an ninh quốc gia; sẵn sàng, chủ động đối phó với chiến tranh thông tin hiện đại.
Các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí, xuất bản và các dịch vụ điện tử công cộng khẩn trương phát triển các loại hình thông tin điện tử, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ thông tin cho toàn xã hội.
2. Tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin là lĩnh vực được đặc biệt khuyến khích đầu tư. Rà soát và tháo bỏ mọi nhận thức và quy định không phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất, áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất và từng bước đạt mức ưu đãi bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đi đôi với việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả.
Chuẩn hoá thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực. Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin trong nước và quốc tế.
Có các biện pháp chủ động và các quy định cụ thể về an toàn và an ninh thông tin, trước hết trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, an ninh - quốc phòng.
Khuyến khích và hỗ trợ việc phổ cập và nâng cao trình độ ngoại ngữ trong một bộ phận nhân dân, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Có biện pháp và công cụ hỗ trợ để nhiều nguời Việt Nam có thể dễ dàng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin bằng tiếng Việt.
Xây dựng tiêu chuẩn ngành, nghề với mức lương và chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin.
Ưu tiên đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Coi hạ tầng thông tin là hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Đảm bảo các điều kiện để thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã được phê duyệt.
Đưa vào hệ thống mục lục ngân sách nhà nước loại chi riêng về công nghệ thông tin. Hình thành quỹ hỗ trợ, quỹ đầu tư khắc phục rủi ro cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh được hưởng các chính sách về đầu tư đổi mới công nghệ.
Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin được tạo ra trong nước. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước phải sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin trong nước đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các dự án đầu tư về công nghệ thông tin trước hết phải giao cho các tổ chức, cá nhân trong nước đấu thầu thực hiện; chỉ giao cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi trong nước chưa đủ năng lực. Xử lý nghiêm các hành vi cố ý vi phạm hoặc gây cản trở việc ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin được tạo ra trong nước.
Các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin được tạo ra trong nước không chịu thuế giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, được hưởng chế độ ưu đãi về tín dụng, về sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Xây dựng chương trình hỗ trợ xuất khẩu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trước mắt là gia công phần mềm và xuất khẩu lao động.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đi làm việc ở nước ngoài và trở về nước.
Tập trung đầu tư, có các chính sách và giải pháp đặc biệt để đảm bảo cho các khu công nghệ cao Hoà Lạc và Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai theo đúng tiến độ và sớm đi vào hoạt động, trong đó chú trọng ưu tiên các khu công nghiệp công nghệ phần mềm, ưu tiên các nguồn vốn ODA cho các khu công nghệ cao; có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn so với các nước trong khu vực. Tích cực phát triển các khu công nghệ cao ở các địa phương khác khi có điều kiện thuận lợi.
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm và các sản phẩm công nghệ thông tin khác.
3. Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia phần mềm, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu trong nước và một phần thị trường nước ngoài. Đến năm 2005 ít nhất phải đào tạo thêm được 50.000 chuyên gia về công nghệ thông tin ở các trình độ khác nhau, đạt chỉ tiêu về số lượng (tính trên 10.000 dân) và chất lượng chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngang với mức bình quân của các nước trong khu vực.
Trước mắt, bằng những hình thức thích hợp, tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho những người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các chuyên ngành khác.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thông tin; gắn chặt giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh. Xã hội hoá mạnh mẽ việc đào tạo về công nghệ thông tin. Khuyến khích và thu hút các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam.
Xây dựng và thực hiện chương trình cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ giảng dạy; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đi học, thực tập và nghiên cứu về công nghệ thông tin ở nước ngoài; áp dụng chính sách đặc biệt cho việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giỏi, nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin; có chế độ tạm ứng học phí đối với người nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn muốn tham gia các chương trình đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin để lập nghiệp.
4. Đẩy nhanh việc xây dựng mạng thông tin quốc gia, bao gồm hệ thống viễn thông và Internet Việt Nam.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng thông tin quốc gia bao gồm hệ thống viễn thông và Internet Việt Nam. Phát triển nhanh mạng thông tin quốc gia, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của toàn xã hội, đặc biệt sớm hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết với các nước trong khu vực và quốc tế.
Phát triển, quản lý viễn thông và Internet nhất thiết phải phục vụ việc đẩy nhanh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực và trong toàn xã hội, đồng thời phải có biện pháp toàn diện, đồng bộ để ngăn chặn những hành vi lợi dụng gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Có chính sách đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông và Internet. Từ năm 2001, đảm bảo cung cấp đầy đủ và thuận lợi các dịch vụ viễn thông và Internet cho người sử dụng với tốc độ và chất lượng cao, giá cước thấp hơn hoặc tương đương so với các nước trong khu vực; áp dụng giá cước ưu đãi đặc biệt đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
5. Tăng cường, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chính phủ sớm kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý về viễn thông và công nghệ thông tin để thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Trước mắt, mỗi cơ quan Đảng, Nhà nước cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử cán bộ lãnh đạo trực tiếp phụ trách về công nghệ thông tin.
Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo phương châm năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển, đầu tư phải thiết thực, hiệu quả, không được lãng phí và đảm bảo công khai, rõ ràng, minh bạch.
- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hoá về mặt Nhà nước các chính sách, giải pháp được nêu trong Chỉ thị này; xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đến 2005 và 2010 nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra; chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện, báo cáo định kỳ về tình hình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; sớm có phương án kiện toàn bộ máy quản lý công nghệ thông tin của nhà nước.
Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc rà soát lại và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Các cấp uỷ đảng phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên; phải tổ chức quán triệt sâu sắc về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có kế hoạch triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo cấp uỷ cấp trên về việc thực hiện Chỉ thị này.
Các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội động viên quần chúng tích cực học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về công nghệ - thông tin, chủ động tham gia có hiệu quả vào các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương, Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan Đảng làm đầu mối giúp Bộ Chính trị hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
QUYẾT ĐỊNH của Thủ tướng Chính phủ Số 176/2002/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2002 Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001 - 2005:
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2005;
Căn cứ Thông báo kết luận của Ban Bí thư số 73-TB/TW ngày 01 tháng 8 năm 2002 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001 - 2005 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 58) để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện Chương trình này.
Điều 2. Thành viên của Ban Chỉ đạo gồm:
1. Trưởng Ban: Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm,
2. Phó trưởng Ban thường trực: Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,
3. Phó trưởng Ban: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
4. Các ủy viên gồm một lãnh đạo của các Bộ, ngành cơ quan và địa phương sau:
- Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của Đảng,
- Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội,
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội,
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,
- Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng,
Sau khi thống nhất với các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương trên đây, Trưởng Ban Chỉ đạo 58 quyết định danh sách các ủy viên. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 3. Ban Chỉ đạo 58 có nhiệm vụ:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001-2005.
2. Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, đề xuất các cơ chế, chính sách và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW.
Điều 4. Ban Chỉ đạo 58 được sử dụng con dấu và tài khoản riêng, có Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Bưu chính, Viễn thông. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 58 do ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm và được thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 5. Quyết định này thay thế Quyết định số 175/2001/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo 58 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
1.5.2.2. Các thành tựu về công nghệ thông tin, truyền thông và viễn thông của Việt nam
Trình độ KH&CN của nước ta trong lĩnh vực công nghệ điện tử, công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ, thiết kế chế tạo thành công và đưa vào ứng dụng hệ thống SPM, là hệ thiết bị thuộc loại công nghệ cao cấp hiện nay trên thế giới. Đây là một kết quả nâng cao được tầm cỡ khoa học công nghệ của Việt Nam và rất đáng khích lệ. Hình ảnh bề mặt được quan sát với độ phóng đại từ hàng ngàn cho đến vài triệu lần đối với mọi chất liệu, đã bước đầu đưa được thiết bị này vào ứng dụng có kết quả cho hai lĩnh vực khoa học công nghệ rất hiện đại là công nghệ nano (chụp topograhy cho các vật liệu đến cỡ nanomet) và sinh học phân tử (chụp ảnh virus để nghiên cứu).
Chủ động hoàn toàn việc chế tạo hệ thống bộ đàm số tiêu chuẩn TDMA với trạm gốc BTS và các máy bộ đàm cầm tay và bộ đàm di động trên cơ sở ứng dụng công nghệ ASIC. Chế tạo trạm tách ghép kênh số nhằm xây dựng hệ thống thông tin đa phương tiện phục vụ an ninh quốc phòng.
Đã làm chủ được công nghệ chế tạo thiết bị quang tích hợp là một hướng công nghệ cao rất quan trọng vì nó có thể tạo nên những tiến bộ mang ý nghĩa đột phá trong các ngành công nghệ thông tin và viễn thông, phục vụ quốc phòng theo hướng hiện đại hoá vũ khí. Thiết kế được một số chủng loại linh kiện 32 bit, 64 bit và 128 bit với tốc độ truyền 33MHZ, 66MHZ trên cơ sở các bán thành phẩm lập trình FPGA với các phần mềm điều khiển và phát triển ứng dụng cho linh kiện.
Trên cơ sở kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật thời gian thực, đã tạo ra được một số thiết bị, phòng thí nghiệm ảo để hỗ trợ hoặc thay thế các thiết bị thí nghiệm đắt tiền trong các phòng thí nghiệm cơ sở và chuyên ngành khác nhau. Đã phát triển và ứng dụng công nghệ mô phỏng phục vụ xử lý tín hiệu rađa và ứng dụng trong ngành dầu khí; bổ sung tính năng 3D cho các phần mềm CAD/GIS thông dụng phục vụ quy hoạch, thiết kế mô phỏng trong xây dựng, thuỷ lợi, quốc phòng.
Nghiên cứu và phát triển phần mềm hệ thống Softswitch và ứng dụng thử nghiệm vào mạng viễn thông Việt Nam, tăng cường khả năng bảo mật thông tin chủ động phát triển các dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông. Hệ thống là các sản phẩm hoàn chỉnh sẽ có khả năng giao tiếp với các thành phần khác của các hãng khác nhau và có thể ứng dụng trong các mạng doanh nghiệp nhỏ, các mạng nội bộ chuyên dùng hay chia xẻ một phần mạng công cộng.
Làm chủ công nghệ, kỹ thuật phân biệt, nhận dạng các đối tượng thông qua chân dung, thiết kế chế tạo thử mẫu bộ xử lý số chuyên dụng và máy tính công nghiệp thay đổi hẳn chất lượng dòng tin đầu ra đối với một số hệ thống định vị vô tuyến hiện có trong dân sự (vận tải hàng không, đường biển) và trong quân sự (hải quân, phòng không-không quân).
Đã tiến hành nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin cho các mạng dùng giao thức liên mạng máy tính (Internetworking Protocol- IP), đưa ra được các giải pháp an toàn, an ninh cho các mạng IP được áp dụng trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là thương mại điện tử. Đã nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển mạng và dịch vụ viễn thông trên các mạng sử dụng giao thức IP, công nghệ Internet phiên bản 6 (thế hệ 2) để định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ mới trên mạng Internet. Lựa chọn công nghệ phù hợp trên cơ sở công nghệ tiên tiến, tính toán hiệu quả kinh tế và tính khả thi để mở rộng ứng dụng điện thoại di động từ hệ 2G lên 3G.
Công nghệ truyền thông đại chúng số hoá cũng là một nội dung được chú trọng phát triển. Đã làm chủ được lĩnh vực thiết kế phần mềm trong các thiết bị thu hình số và đã được sử dụng trong thực tế. Hệ thống phần mềm tính toán phân bố cường độ trường điện từ của hệ thống phát sóng trong không gian, theo địa hình, đã được thử nghiệm với các dữ liệu thực, đạt trình độ quốc tế. Đã thiết kế và chế thử máy phát hình số DVB-T góp phần phát triển truyền hình số. Tiếp cận công nghệ chế tạo máy thu thanh số, máy phát thanh số. Xây dựng lộ trình phát triển phát thanh số tại Việt Nam, đưa nhanh công nghệ số hoá vào phát thanh và thu thanh, tiết kiệm băng tần năng cao chất lượng âm thanh. Đây là một hướng ưu tiên của nước ta và của cả thế giới.
Để chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, đã tiến hành nghiên cứu xây dựng cấu trúc hệ thống viễn thông mặt đất nhằm sử dụng có hiệu quả vệ tinh VINASAT, góp phần đáng kể vào việc khai thác vệ tinh sau này.
Trong giai đoạn 2001-2005, ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, với mạng lưới ngày càng mở rộng, công nghệ hiện đại, các dịch vụ phong phú và hoà nhập mạng toàn cầu. Tốc độ phát triển điện thoại ở nước ta xếp hạng cao trên thế giới, được đánh giá là một hiện tượng của các nước đang phát triển.
Về viễn thông: Việt Nam đã có bước tiến bộ vượt bậc, là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông và Internet nhanh và rộng. Hạ tầng viễn thông đạt trình độ hiện đại về công nghệ, đáp ứng mọi loại dịch vụ theo nhu cầu của xã hội. Thế giới có dịch vụ nào, Việt Nam cũng có thể cung cấp dịch vụ đó khi có yêu cầu. Mạng truyền dẫn cáp quang đã lan rộng tới huyện, một số ít đã xuống xã tạo nền móng vững chắc cho một mạng thông tin băng rộng đa dịch vụ, an toàn và chất lượng cao. Một số tổng đài thế hệ mới NGN đã được đưa dần vào khai thác trong mạng lưới, cập nhật với các công nghệ mới nhất và đáp ứng hướng hội tụ các tính năng nghe, nhìn và truyền số liệu của các dịch vụ: bưu chính, viễn thông, Internet và phát thanh truyền hình trên một mạng lưới duy nhất. Dung lượng kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đã đạt 3.770 Mbps vào loại cao nhất trong khu vực nếu tính bình quân trên một thuê bao Internet.
Tính đến cuối năm 2005, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam đã đạt gần 18 triệu, tương ứng mật độ khoảng 21 máy/ 100 dân. Điện thoại được phổ cập rộng rãi tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 100% tổng số xã trong cả nước đã có máy điện thoại. Sự tăng nhanh của mật độ điện thoại nhờ có sự bùng nổ của thông tin di động. Trong 5 năm qua, trong khi tốc độ phát triển bình quân của thông tin di động thế giới đạt 34-35%/năm, của Châu á-Thái Bình Dương - khu vực phát triển kinh tế năng động nhất đạt 39,5% thì ở Việt Nam trong vòng 2-3 năm trở lại đây, tốc độ phát triển thông tin di động đã cao gấp đôi so với thế giới, đạt 60-65%/năm. Sự ứng dụng nhanh các công nghệ mới, sự tăng trưởng của kinh tế và mức sống nhân dân, tiến trình mở cửa cạnh tranh, lộ trình giảm cước... là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển ngoạn mục đó tại Việt Nam.
Về tình hình phát triển Internet Việt Nam: trong các năm 2004-2005, đã chứng kiến tốc độ phát triển nhanh của Internet Việt Nam. Sau 12 tháng, số thuê bao Internet tăng 2,38 lần, số người dùng Internet tăng 1,6 lần, hiện đạt mật độ người sử dụng Internet gần 15%. Sau 3 năm phát triển kể từ lúc Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động tháng 11/1997, mạng lưới hạ tầng mạng đã kết nối đến 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc, người dân đều có thể truy nhập Internet qua mạng điện thoại công cộng (PSTN) tại địa phương. Hết năm 2003, Internet đã đến 100% các trường từ trung học phổ thông tới cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu.
Hiện nay, số lượng các nhà kinh doanh dịch vụ Internet đang hoạt động thực tế trên thị trường gồm có 06 IXP (cung cấp hệ thống đường trục kết nối trong nước và quốc tế), 17 ISP (cung cấp dịch vụ Internet), 3 tờ báo điện tử và 15 OSP, đó là chưa kể hàng ngàn trang tin điện tử khác.
Từ lúc bắt đầu có không quá 4 dịch vụ Internet (gồm thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa), Internet Việt Nam năm 2005 đã trở nên đa dạng về hình thức và số lượng như: ADSL, VoIP, Wifi, Internet công cộng và các dịch vụ gia tăng trên mạng: Video, forum, chat, game online… Từ tháng 5/2003, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao ADSL được cung cấp, bắt đầu một sự bùng nổ của Internet băng rộng và các dịch vụ đi kèm.
Mới đầu, Internet Việt Nam chỉ có kết nối đi Mỹ và Ôxtrâylia với băng thông nhỏ và mức dự phòng thấp. Cho đến tháng 10/2005, hạ tầng kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đã phát triển đa hướng. Băng thông quốc tế đạt bình quân 1,45 kbit/s/thuê bao vào năm 2005. Hướng đi quốc tế lên đến 12 hướng qua 8 vùng quốc gia có lưu lượng trao đổi Internet lớn gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia. Tháng 10/2003, hệ thống mạng trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) đưa vào hoạt động góp phần giảm tải, tăng băng thông Internet trong nước, tránh lãng phí kinh tế thuê kênh Internet quốc tế, tăng chất lượng Internet, đồng thời góp phần tạo ra sự bình đẳng trong việc khai thác hạ tầng kết nối Internet tại Việt Nam.
Việc ứng dụng CNTT đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, các cơ quan Chính phủ, một số địa phương, trong quốc phòng và an ninh, phục vụ các công tác nghiệp vụ, quản lý, điều hành, cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục hành chính một cách thuận tiện cho người dân.
Thông tin điện tử ngày càng phát triển và có tác dụng ngày càng sâu rộng trong xã hội. Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang Web. Các tờ báo điện tử và trang tin điện tử các loại cùng với dịch vụ truyền hình qua Internet đã góp phần đáng kể vào công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.
Bảng Tổng hợp hiện trạng Internet Việt Nam
Số lượng thuê bao Internet qui đổi
Tỷ lệ người sử dụng/ dân số tại Việt Nam
Dung lượng kết nối Internet quốc tế
Lưu lượng Internet trong nước trao đổi giữa các IXP
Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ Bưu chính, Viễn thông
Công nghiệp CNTT Việt Nam (bao gồm công nghiệp phần cứng máy tính, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung) phát triển với tốc độ trung bình 25% năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp CNTT Việt Nam năm 2005 vào khoảng 2,5 tỷ USD.
Một số khu phần mềm tập trung phát triển với tốc độ cao, thu hút đầu tư của nhiều công ty trong và ngoài nước như Công viên Phần mềm Quang Trung, E-Tower (TP.Hồ Chí Minh), Softech (Đà Nẵng). Song nhìn chung, công nghiệp CNTT&TT còn nhỏ bé, trình độ công nghệ thấp. Chúng ta chưa tạo ra được các điều kiện cần thiết về hạ tầng cơ sở, về nhân lực cho công nghiệp CNTT phát triển, do đó chưa thực hiện được nhiệm vụ “phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm” như Chỉ thị 58/CT-TW đề ra.
Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông phát triển nhanh, sản phẩm hiện đại, hàng năm chiếm giá trị 35-40% thị trường trong nước và sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Công nghiệp phần cứng đang có cơ hội bứt phá với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Canon, Panasonic, Fujitsu…. Các công ty trong nước - đặc biệt một số công ty sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam (FPT Elead, CMS) đang gia tăng với tỷ trọng lớn (tuy nhiên giá trị chưa cao).
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2. Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Dân số: Theo kết quả điều tra dân số năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng (nam giới chiếm 49,9%, nữ giới 50,1%). (Nguồn: Tổng Cục Thống kê).
Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu Á. Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam (thổi qua Thái Lan-Lào và Biển Đông), có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La. Đây là những địa điểm lý tưởng cho du lịch, nghỉ mát. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ bắc vào nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán. Sông ngòi: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt. Đất đai, thực vật, động vật: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14.600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao. Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, voọc, vượn, mèo rừng. Các loài voọc đặc hữu của Việt Nam là voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, voọc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...) Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia Pù-mát (Quảng Bình), vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Côn Đảo (đảo Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)… Các vườn quốc gia này là nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nhiên cứu khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài ra, UNESCO đã công nhận 9 khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam là khu dự trữ sinh quyển thế giới như: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau và Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm; Khu dự trữ sinh quyển Langbiang.
PK ! ¾Âªpž 1 [Content_Types].xml ¢( Ä•ËNÃ0E÷HüCä-jÜv�jÊ‚Ç*[מ´~ÉžBû÷LúˆJ›Š±‰”xæÞãkÅ3ºYZ“}@LÚ»‚ ò>ËÀI¯´›ìõå¡wŲ„Â)a¼ƒ‚ ±›ñùÙèe eÔíRÁæˆášó$ç`EÊ} G+¥�V ½ÆB¾‹ða¿É¥w{Xi°ñèJ±0˜Ý/éó†$‚I,»ÝV^!-Ò:ÿpê‡Koë�Sçº&ÍuHTÀx£Cµ²ß`Û÷DÑD ›ˆˆ�ÂRÿôQqååÂRg~X¦�Ó—¥–P÷Wj!z )QæÖäõŠÚíø›8ä"¡·oÖp�`'ч48§ô ¢†:ýY¸…�B$ú¿£–n…H¸2�þž`£ÛnˆÔÐÀV¹á¦Ï�Q|o)½G籋Ө¥[!À©ŽvÊGå ñô²1ˆGúÿÑŸüÄÔ@[éV¤‘›çé'±–9dI•ë‹˜F\üŶw3¬êî…£nàÚ‘¤OÞTãQ�jðæë�?þ ÿÿ PK ! ‘·ï N _rels/.rels ¢( ¬’ÁjÃ0@ïƒýƒÑ½QÚÁ£N/cÐÛÙ[ILÛØj×þý<ØØ]éaGËÒÓ“ÐzsœFuà”]ð–U Š½ Öù^Ã[û¼x •…¼¥1xÖpâ›æöfýÊ#I)ʃ‹YŠÏ‘øˆ˜ÍÀå*Döå§i")ÏÔc$³£žqU×÷˜~3 ™1ÕÖjH[{ª=E¾†ºÎ~ f?±—3-��ÂÞ²]ÄTꓸ2�j)õ,l0/%œ‘b¬ ð¼Ñêz£¿§Å‰…, ¡ ‰/û|f\ZþçŠæ?6ï!Y´_áoœ]Aó ÿÿ PK ! ó‰è_F N word/_rels/document.xml.rels ¢( ´•KOÃ0„ïHü‡Èwâ$@y¨i/©W(W7Ù
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Ngày sinh: 24/7/1962 Nam/Nữ: Nam Dân tộc: Kinh
- Quê quán: Xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Thành phần gia đình: Nông dân
- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Bộ đội
- Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 24/7/1979
- Ngày vào Đảng: 10/6/1984 Ngày chính thức: 10/12/1985
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sỹ Kỹ thuật, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Viễn thông vô tuyến
- Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất
- Uỷ viên chính thức Trung ương Đảng khóa XII, XIII
Chiến sỹ, sau là Học viên Trường Thông tin U-li-a-nốp (Liên Xô cũ).
Trung úy, Thượng úy, Đại úy rồi Thiếu tá. Trợ lý kỹ thuật Viện Kỹ thuật thông tin, rồi Công ty Điện tử thiết bị thông tin, Binh chủng Thông tin liên lạc.
Thiếu tá, Trung tá, rồi Thượng tá, Phó phòng, rồi Trưởng phòng Đầu tư, sau đó làm Phó Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Binh chủng Thông tin liên lạc; Đảng ủy viên Công ty từ tháng 5/1998.
Thượng tá, Đại tá, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, sau là Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bộ Quốc phòng; được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2012.
Thiếu tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tham gia Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên quân ủy Trung ương, Thiếu tướng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng, rồi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.