Đề Kiểm Tra Văn Giữa Kì 1 Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

Đề Kiểm Tra Văn Giữa Kì 1 Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

Cộng đồng chia sẻ tải liệu giảng dạy trực tuyến

Cộng đồng chia sẻ tải liệu giảng dạy trực tuyến

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Cho biết đặc điểm của thể thơ trong bài thơ trên ( số tiếng, vần nhịp)? (0,5 điểm)

-Nhịp: nhịp khá đa dạng: 4/2, 2/4, 2/2/2

HS nêu được 2 trong 3 đặc điểm trên GV ghi tròn (0,5 điểm). HS ghi đúng 1 đặc điểm đạt (0,25 điểm)

Câu 2: Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên. (1,0 điểm)

Bài thơ là cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.

HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Chỉ cần các em hiểu và nêu được cảm hứng chủ đạo. GV ghi điểm trọn. Tuy nhiên, tùy từng bài làm cụ thể của HS mà GV linh động ghi điểm.

Câu 3: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong khổ thơ đầu của bài thơ trên. (1,0 điểm) . Nêu đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh đó. (1,0 điểm)

-Từ tượng hình: rung rinh : gợi tả sự lay động nhẹ nhàng và liên tiếp.

Tác dụng: gợi tả một cách sinh động, cụ thể hình ảnh làn sương đang chuyển động nhẹ nhàng trong không gian chiều thu.

- Từ tượng hình: leo lẻo (phó từ) : gợi tả mức độ trong đến mức nhìn suốt được, không hề có chút bẩn.

Tác dụng: gợi tả một cách sinh động, cụ thể cho hình ảnh nền trời mùa thu thật trong trẻo, không chút bụi nào.

- HS xác định đúng: từ tượng hình: rung rinh, (0,5 điểm) leo lẻo (0,5 điểm)

- Nêu đúng đặc điểm, tác dụng của mỗi từ đạt (0,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn 10 dòng (trình bày theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp ) để thể hiện tình yêu với quê hương .(2,0 điểm)

Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ ,… (0,5 điểm)

- Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. (0,5 điểm)

- Đoạn văn có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau ( diễn dịch/ quy nạp,...), đúng thể thức (0,5 điểm)

- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25 điểm)

- Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. (0,25 điểm)

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi học sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Thế giới tự nhiên quanh ta chứa bao điều bí ẩn. Từ thuở ấu thơ ta nhìn lên bầu trời đã có bao nhiêu câu hỏi vì sao? Nào là vì sao có những áng mây trôi bồng bềnh? Vì sao có ông trăng tỏa sáng vào ban đêm? Vì sao có sấm sét mỗi khi mưa?.... Tất cả những hiện tượng trên đã gợi cho chúng ta biết bao tò mò và muốn khám phá.

Bằng những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng mà em quan tâm nhất.

- Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết.

- Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.

- Tóm tắt thông tin quan trọng.

- Đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời.

- Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau, gạch chân các thông tin quan trọng.

GV có thể chấm theo các tiêu chí dưới đây:

Nêu tên của hiện tượng tự nhiên

Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên

Trình bày trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên

Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích

Có nhan đề và các đề mục, các đề mục nêu được thông tin chính của phần/ đoạn bài viết

Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ các thông tin quan trọng.

Kết hợp các cách trình bày thông tin

Dùng động từ miêu tả hoạt động/ trạng thái và một số từ ngữ chuyên ngành

Đặt tên cho các phương tiện trực quan và trích dẫn nguồn (nếu có)

Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu

Nắm được cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Xác định từ tượng hình và nêu đặc điểm, tác dụng

Viết đoạn văn Diễn dịch/ quy nạp

Biết viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ

Biết viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HỌC 2024 – 2025

- Nhận biết được thể loại thơ 7 chữ.

- Nhận biết được đặc điểm thơ 7chữ.

- Nhận biết từ tượng hình/ tượng thanh.

- Hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Hiểu tác dụng của từ tượng hình/ tượng thanh

- Vận dụng được cách trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch/ quy nạp

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Viết được bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.

Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Bấm vào liên kết dưới đây để tải về:

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo mẫu đề thi cuối kì 1 Văn 8 sách mới có ma trận đề thi và đáp án chi tiết trong bài viết sau đây.

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Với bộ 10 Đề thi Ngữ văn 8 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 8.

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộngCửa sông chẳng dứt cội nguồnLá xanh mỗi lần trôi xuốngBỗng… nhớ một vùng núi non…”

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.

C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.

D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

A. sông không giờ quên cội nguồn

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

Bài thơ vừa miêu tả vẻ đẹp cửa sông với nhiều đặc trưng độc đáo, đồng thời tác giả gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với cội nguồn, ngợi ca tình nghĩa thủy chung sắt son của con người trong cuộc sống.

- Có sử dụng và chỉ ra một từ tượng hình hoặc tượng thanh

- Trình bày được biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước:

+ Bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống

- Trình bày được vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

+ Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người.

+  Giúp cho mỗi người sống tốt hơn

+ Thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng.

- Trình bày được bài học cá nhân.

=> Khẳng định lại ý nghĩa của quê hướng đối với mỗi người.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ,…

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu được nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ.

- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Tham khảo đề thi Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: