Nếu mọi chuyện thuận lợi, sinh viên sẽ vượt qua tất cả môn học, đạt kết quả khá tốt, điểm số ổn áp và tốt nghiệp ra trường đúng hạn. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng toàn màu hồng, nhất là khi sinh viên phải đối mặt với rất nhiều môn học khó, kiến thức phức tạp ở đại học. Khả năng bị điểm kém là điều hoàn toàn có thể xảy ra với những bạn chưa thật sự tập trung trong chuyện học hành. Lúc ấy, một số bạn sẽ lựa chọn giải pháp học cải thiện các môn bị điểm kém, để nâng cao điểm số, kéo điểm trung bình tích luỹ lên. Vậy học cải thiện bao nhiêu tiền, học phí có mắc hơn không?
Nếu mọi chuyện thuận lợi, sinh viên sẽ vượt qua tất cả môn học, đạt kết quả khá tốt, điểm số ổn áp và tốt nghiệp ra trường đúng hạn. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng toàn màu hồng, nhất là khi sinh viên phải đối mặt với rất nhiều môn học khó, kiến thức phức tạp ở đại học. Khả năng bị điểm kém là điều hoàn toàn có thể xảy ra với những bạn chưa thật sự tập trung trong chuyện học hành. Lúc ấy, một số bạn sẽ lựa chọn giải pháp học cải thiện các môn bị điểm kém, để nâng cao điểm số, kéo điểm trung bình tích luỹ lên. Vậy học cải thiện bao nhiêu tiền, học phí có mắc hơn không?
Nghe đồn rằng khi đăng ký học cải thiện, sinh viên sẽ phải đóng học phí cao hơn, mắc hơn bình thường, liệu điều này có chính xác không? Tuỳ theo quy định của từng trường đại học, sẽ có trường cố định mức học phí, tức là khi sinh viên đăng ký học cải thiện thì vẫn đóng tiền ngang bằng với mức bình thường, tức là bình thường đóng học phí bao nhiêu, thì học cải thiện đóng bấy nhiêu. Tuy nhiên, một số trường đại học cũng có thể sẽ tăng học phí khi sinh viên học cải thiện lên khoảng 20% – 30% so với bình thường, để hạn chế việc sinh viên lạm dụng chuyện học cải thiện quá mức. Ngoài ra, các lớp học cải thiện thường sẽ khó lòng tuyển đủ số lượng, thường sẽ có ít sinh viên hơn bình thường, nên nhà trường tăng tiền học phí lên để phần nào trang trải chi phí mở lớp, trả lương cho giảng viên.
Sau khi giải đáp vấn đề học phí học cải thiện có mắc hơn bình thường không, thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đăng ký học cải thiện thường đóng bao nhiêu tiền? Như chúng ta đã biết, học phí học cải thiện sẽ có sự tương quan với mức học phí thông thường, tức là cho dù ngang bằng hay cao hơn mức thông thường, thì nó cũng dựa trên cơ sở học phí thông thường để tính. Vậy đăng ký môn học thông thường sẽ đóng bao nhiêu tiền? Điều này phụ thuộc vào chất lượng đào tạo, uy tín, cơ sở vật chất, chương trình học của từng trường và số lượng tín chỉ của môn học đó. Vì thế, sẽ khó lòng đưa ra con số cụ thể, còn nếu muốn ước lượng một cách tương đối để tham khảo, thì mỗi tín chỉ ở đại học hiện nay (năm 2023) sẽ rơi vào khoảng 500.000đ – 700.000đ, tức là môn học 2 tín chỉ sẽ có học phí rơi vào 1.000.000đ – 1.400.000đ, còn môn 3 tín chỉ sinh viên thường sẽ phải đóng số tiền trong khoảng 1.500.000đ – 2.100.000đ.
Đó là số tiền học phí ước lượng khi học bình thường, nếu trường các em quy định không tăng tiền khi học cải thiện, thì các em có thể sự biết mình cần đóng bao nhiêu tiền rồi đúng không? Còn nếu nhà trường quy định rằng học cải thiện sẽ có học phí cao hơn 20%, thì sinh viên cần đóng 1.200.000đ – 16.800.000đ với môn 2 tín chỉ, và khoảng 1.800.000đ – 2.520.000đ với môn 3 tín chỉ. Sau khi tìm hiểu rằng đăng ký học cải thiện đóng bao nhiêu tiền, thì sinh viên sẽ thấy rằng đây không phải là số tiền nhỏ, vì thế, các em phải luôn tập trung học tập, đừng chủ quan để điểm thấp rồi học cải thiện, vì nếu không kiểm soát kết quả học, khiến mình phải học cải thiện quá nhiều, thì sẽ rất tốn tiền.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được rất nhiều băn khoăn liên quan tới chuyện học cải thiện, chẳng hạn như khi nào nên học, có dễ lấy điểm không, được phép học cải thiện tối đa bao nhiêu môn, học phí bao nhiêu tiền, có mắc hơn bình thường không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
— + Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. + Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích + Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.
Ở đại học, nếu muốn cải thiện điểm số thì sinh viên có thể học cải thiện một số môn học. Tức là nếu các em đã qua môn, không bị rớt môn, nhưng thấy điểm trung bình môn đó khá thấp, chỉ mới đạt loại D, D+, và muốn đẩy điểm lên thì sẽ đăng ký học cải thiện môn đó. Đây là điều mà hồi cấp 3 chưa từng có, nhưng lại khá phổ biến ở đại học. Vậy học cải thiện là gì? Liệu học cải thiện có phải là một bức tranh toàn màu hồng? Sinh viên có nên học cải thiện không?
Học cải thiện là trường hợp sinh viên qua môn, đạt điểm loại D, D+, tương đương 4.0 – 5.4 trên thang điểm 10, nhưng vẫn đăng ký học lại môn học đó để có cơ hội đạt điểm trung bình môn học cao hơn. Khi học cải thiện, sinh viên sẽ phải học lại từ đầu tất cả buổi học của môn học, làm lại toàn bộ bài tập, bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ như người mới học lần đầu. Nếu mọi chuyện thuận lợi, sinh viên sẽn có được điểm trung bình môn học cao hơn lúc trước. Nhưng học cải thiện không phải một bức tranh toàn màu hồng, vẫn có trường hợp sinh viên bị tuột điểm sau khi học cải thiện (đa số trường đại học sẽ ưu tiên lấy điểm cao nhất trong các lần học, nhưng một số trường có thể quy định lấy điểm của lần học gần nhất). Vậy học cải thiện có phải là trò chơi may rủi?
Trước khi giải đáp vấn đề học cải thiện bao nhiêu tiền, thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khi nào sinh viên nên học cải thiện, vì đây là chuyện quan trọng các em nên cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không nên học cải thiện tràn lan, và đây cũng là cách giúp sinh viên tiết kiệm được tiền học phí, đỡ tốn tiền khi phải đăng ký học cải thiện quá nhiều. Tức là không phải cứ thấy môn nào bị điểm kém, điểm thấp hơn kỳ vọng thì sinh viên sẽ ngay lập tức đăng ký học cải thiện, thay vào đó, các em nên đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng trên các trường hợp sau:
Chẳng hạn như môn A đạt điểm 5.0, sinh viên dự đoán rằng khi học lại, nếu mình tập trung học hơn thì có thể đạt 8.0 (tăng thêm 3 điểm), thì các em nên đăng ký học cải thiện môn đó. Còn môn B đạt điểm 5.4, sinh viên dự đoán khi học lại có thể đạt 6.5 (tăng thêm 1.1 điểm), thì các em không nên học cải thiện, vì số điểm tăng thêm không đáng kể, thay vào đó, mình nên tìm học cải thiện môn học khác để tối ưu kết quả điểm số hơn.
Sau khi xác định được khi nào nên học cải thiện, một số sinh viên cũng thắc mắc rằng học cải thiện có dễ lấy điểm, dễ nâng điểm lên không? Câu trả lời là chưa chắc, tức là sinh viên có thể sẽ tăng điểm lên nhiều so với lần học trước, nhưng cũng có thể bị tuột điểm xuống nếu chủ quan, chưa thật sự cố gắng, tập trung khi học cải thiện. Khi học cải thiện, sinh viên sẽ có lợi thế là mình đã từng học môn đó, từng nghe giảng, làm bài tập, giải đề kiểm tra, đề thi, nên ít nhiều gì cũng tự rút ra được một số kinh nghiệm giúp mình có thể đạt kết quả tốt hơn lúc trước. Tuy nhiên, nếu các em chỉ đơn thuần xem học cải thiện là chuyện hên xui may rủi, nếu may mắn thì sẽ được điểm cao hơn, chứ không thật sự tập trung và nỗ lực, thì hoàn toàn có thể phải đối mặt với rủi ro bị điểm thấp hơn lúc đầu, thậm chí có thể bị rớt môn. Cuối cùng thì sinh viên vừa tốn tiền, tốn công sức, mất thời gian học cải thiện mà lại chẳng mang lại được kết quả như mong muốn.