Hưng Yên Có Báo Nhiều Tướng

Hưng Yên Có Báo Nhiều Tướng

- Cơ quan Đảng, Nhà nước - Website Đảng Cộng sản Website chính phủ Báo CAND Báo Nhân Dân Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng Báo Thái Nguyên Báo Lạng Sơn Báo Hà Giang Báo Bắc Kạn Báo Bắc Giang Báo Tuyên Quang Báo Hà Nội Mới Báo Điện Biên Phủ Báo mới

- Cơ quan Đảng, Nhà nước - Website Đảng Cộng sản Website chính phủ Báo CAND Báo Nhân Dân Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng Báo Thái Nguyên Báo Lạng Sơn Báo Hà Giang Báo Bắc Kạn Báo Bắc Giang Báo Tuyên Quang Báo Hà Nội Mới Báo Điện Biên Phủ Báo mới

Huế có bao nhiêu huyện, thành phố?

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện, 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.

1 thành phố: Thành phố Hưng Yên.

8 huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm và Yên Mỹ.

8 thị trấn: Thị Trấn Như Quỳnh, Thị trấn Văn Giang, Thị trấn Yên Mỹ, Thị trấn Bần Yên Nhân, Thị trấn Ân Thi, Thị trấn Khoái Châu, Thị trấn Lương Bằng và Thị trấn Vương.

14 phường: Phường Lam Sơn, Phường Hiến Nam, Phường An Tảo, Phường Lê Lợi, Phường Minh Khai, Phường Quang Trung, Phường Hồng Châu,…

139 xã: Xã Lạc Đạo, Xã Chỉ Đạo, Xã Đại Đồng, Xã Việt Hưng, Xã Tân Quang, Xã Đình Dù, Xã Minh Hải, Xã Lương Tài, Xã Trưng Trắc, Xã Lạc Hồng, Xã Xuân Quan, Xã Cửu Cao, Xã Phụng Công, Xã Nghĩa Trụ, Xã Long Hưng, Xã Vĩnh Khúc, Xã Liên Nghĩa, Xã Tân Tiến, Xã Thắng Lợi, Xã Mễ Sở, Xã Giai Phạm, Xã Nghĩa Hiệp, Xã Đồng Than, Xã Ngọc Long, Xã Liêu Xá, Xã Hoàn Long, Xã Tân Lập, Xã Thanh Long, Xã Yên Phú, Xã Việt Cường, Xã Trung Hòa, Xã Yên Hòa, Xã Minh Châu, Xã Trung Hưng, Xã Lý Thường Kiệt, Xã Tân Việt,…

Không phải là một nơi có quá nhiều cảnh quan xinh đẹp nhưng thiên nhiên nơi đây cũng đủ để làm bạn du lịch quên lối về. Cùng điểm qua về những địa điểm du lịch vui chơi bạn có thể ghé thăm khi đặt chân đến mảnh đất Hưng Yên thân yêu này.

Câu chuyện về Chử Đồng Tử vốn đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Đến với Hưng Yên, du khách có thể ghé thăm những ngôi đền thờ Chử Đồng Tử còn lưu lại cho đến bây giờ.

– Làng Nôm – quần thể làng cổ xưa nhất Việt Nam

Đến với tỉnh Hưng Yên, nếu bạn đang cố tìm kiếm một địa chỉ check – in tuyệt vời, xin đừng bỏ lỡ làng Nôm. Ngôi làng này tồn tại lâu nhất trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tại nơi đây, bạn sẽ được hòa mình với cây đa, bến nước, những mái nhà tranh thấp thoáng quen thuộc,…

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng Nôm vẫn hiên ngang tồn tại cho đến ngày nay.

– Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Đây là ngôi chùa sở hữu kiến trúc dát vàng cực kỳ ấn tượng. Vẻ đẹp hào nhoáng, làm mê đắm lòng người khiến du khách cứ ngỡ mình đang lạc vào các công trình chùa chiền của Thái Lan.

Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Đây là một trong những làng nghề với truyền thống làm hương lâu đời. Đến nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những bó hương rực rỡ sắc màu.

Bạn có thể trải nghiệm về quy trình, công đoạn làm hương thông qua người dân bản địa. Từng bó hương được tạo nên tỉ mỉ, được ra đời từ lòng yêu nghề trắc ẩn của người dân tỉnh Hưng Yên.

Đây là một trong những thương cảng tồn tại lâu đời nhất Việt Nam. Thật không khó để bắt gặp câu thơ “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Địa danh này đã từng gắn với một thời vàng son của lịch sử dân tộc.

Bạn sẽ được đắm mình vào khung cảnh những khóm hoa Cúc vàng rạng rỡ khi đặt chân đến nơi đây. Đặc biệt, chúng sẽ nở rộ vào tháng 12 hàng năm.

Từng bông cúc nhỏ thi nhau đua nở khiến khung cảnh càng thêm tuyệt sắc và mê đắm lòng người.

Không chỉ được hòa mình nơi cảnh thiên nhiên tuyệt sắc tại tỉnh Hưng Yên, du khách còn có thể thưởng thức những đặc sản chỉ nơi đây mới có.

Đến với du lịch Hưng Yên, du khách sẽ không thể nào quên hương vị của những món ăn:

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc làm rõ câu hỏi Hưng Yên thuộc miền nào và khám phá những thông tin hữu ích về số lượng thành phố, huyện, xã trong tỉnh. Hưng Yên không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn sở hữu những địa điểm du lịch hấp dẫn và món ẩm thực đặc sản phong phú. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến mới để trải nghiệm và tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo của dân tộc, Hưng Yên chính là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến hành trình tiếp theo của mình. Hãy đến và cảm nhận sự giản dị nhưng đầy ý nghĩa của vùng đất này!

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến để giữ yên bờ cõi.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến để giữ yên bờ cõi. Cùng với cả nước, lớp lớp người con quê hương Hưng Yên đã anh dũng chiến đấu, góp phần làm nên lịch sử. Trong số đó, nhiều người đã trở thành những danh tướng tài, đức đóng góp công sức, trí tuệ lãnh đạo nhân dân đánh bại các thế lực ngoại xâm, bảo vệ yên bình cho dân tộc.

Cuộc đời và sự nghiệp của mỗi vị tướng quê hương xứ Nhãn đều mang những dấu ấn riêng sắc nét với những chiến công làm nên bản anh hùng ca chung cho cả đất nước, dân tộc. Đó là Trung tướng Nguyễn Bình (quê ở xã Giai Phạm, Yên Mỹ). Cuộc đời của Trung tướng Nguyễn Bình như một huyền thoại. Ông được đánh giá là người chỉ huy mưu lược, quyết đoán và dũng cảm, giữ kỷ luật nghiêm minh, lập nhiều chiến công có can đảm, vũ dũng hơn người và trung hậu. Ông nổi tiếng về tiến hành chiến tranh du kích, lập nhiều chiến công xuất sắc ở những nơi nguy hiểm vào những thời điểm khó khăn nhất.

Trận đánh đồn Bần vào ngày 12.3.1945 do ông chỉ huy được coi là trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc bộ. Với sự nhạy bén về quân sự, ông chủ động, quyết đoán đánh địch đã thành lập chiến khu Hưng Đạo (Hải Phòng, Quảng Ninh, một phần Hải Dương). Khi thực dân Pháp đánh chiếm trở lại toàn Nam Bộ, Nguyễn Bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào Nam để thống nhất các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ. Với tính quyết đoán, sự khéo léo và tài năng thao lược quân sự, ông đã thu phục các đảng phái, thống nhất, xây dựng lực lượng cách mạng để chống kẻ thù xâm lược chung. Đồng thời, chỉ huy chiến đấu đánh thắng quân địch nhiều trận lớn trên các chiến trường Nam Bộ, góp phần vào việc chỉnh đốn xây dựng Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất Nam Bộ. Ngày 20.1.1948, ông được phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ. Khi Bộ Tư lệnh Tam Bộ được thành lập vào tháng 10.1948, ông làm Tư lệnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Tháng 9.1951, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới, bị quân Pháp phục kích và hy sinh. Trung tướng Nguyễn Bình được truy tặng Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại tướng Nguyễn Quyết (quê ở xã Chính Nghĩa, Kim Động) nổi tiếng là vị lãnh đạo đầy kiên định, quyết đoán và sáng tạo khi đảm đương nhiều trọng trách khác. Năm 1945, là Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông đã tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Ngay sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19.12.1946), Đại tướng Nguyễn Quyết có mặt trong đội quân Nam tiến đầu tiên, chỉ huy quân sự tại chiến trường Khu V. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tiếp tục giữ nhiều trọng trách tại nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực công tác. Không chỉ lãnh đạo quân đội chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu thắng lợi, ông còn có tầm nhìn chiến lược về phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, đảo. Năm 1976, khi là Chính ủy Quân khu 3, Đại tướng Nguyễn Quyết đã phát động phong trào "Vươn ra Biển Đông, làm giàu, đánh thắng". Những năm tháng sau đó, với cương vị là Chính ủy, rồi Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân khu 3, ông đã cùng quân và dân Quân khu khắc phục khó khăn, lấn biển ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam Ninh. Qua đó, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo, xây dựng kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh, tạo sự đồng thuận trong hành trình tiến ra biển, làm chủ biển...Từ năm 1987 đến năm 1991, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Mới 24 tuổi đã giữ chức Tư lệnh Liên khu 3, vị tư lệnh trẻ tuổi nhất, đó chính là Thượng tướng, giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Minh Thảo (quê ở xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên). Cuộc đời ông đi qua dư trăm trận chiến. Mỗi trận đấu, chiến dịch mà ông tham gia chỉ huy đều mang dấu ấn riêng của nhà quân sự thao lược. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên - một chiến dịch mẫu mực về nghệ thuật quân sự đã đem lại chiến thắng giòn giã, vẻ vang làm cho lính Ngụy choáng váng, mất tinh thần dẫn đến thất bại thảm hại trong chiến dịch mùa xuân năm 1975. Từ trận mạc, ông đã đúc kết, viết lên những kinh nghiệm, nghệ thuật quân sự.

Hay Thiếu tướng Lê Văn Tẩu (tức Lê Tẩu) quê ở thị trấn Lương Bằng (Kim Động), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (nay là Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật, Bộ Công an) đã tham gia bắt, tiêu diệt hàng chục đối tượng mật thám, tề, ngụy ác ôn, chỉ điểm, thu hàng trăm khẩu súng, bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo và cơ sở cách mạng. Từ năm 1948 đến năm 1950, ông cùng các cán bộ đã dũng cảm, không quản gian khổ, mưu trí sáng tạo, tổ chức nhiều trận đánh tấn công trực diện vào hệ thống tề ngụy của địch. Hàng chục tên phản động gian ác ở các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào đã bị Đội Công an xung phong tiêu diệt. Từ năm 1954, sau ngày hòa bình lập lại, với những chức trách được giao như Phó phòng, Trưởng phòng Bảo vệ Chính trị, Phó trưởng Ty Công an Hưng Yên phụ trách công tác bảo vệ chính trị và nội bộ, đứng trước tình hình phức tạp do những hoạt động chống phá cách mạng của các đối tượng tề ngụy cũ và phản động đội lốt tôn giáo, đồng chí đã trực tiếp sử dụng khôn khéo các biện pháp nghiệp vụ với vận động quần chúng, cảm hóa phần tử địch nên đã đạt được nhiều thành tích.

Hiện nay, trên cương vị là tư lệnh ngành, đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có nhiều quyết sách quyết đoán lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng công an chủ động nắm, phân tích, dự báo sát, đúng tình hình thế giới, khu vực, trong nước, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước trong hoạch định các chủ trương, chính sách, hoàn thiện thể chế và huy động các nguồn lực để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...

Ở trong thời kỳ nào, thời chiến hay thời bình, những tướng lĩnh Hưng Yên luôn phát huy truyền thống quê hương, trách nhiệm, sáng tạo, tâm huyết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên mọi cương vị công tác. Những người con ưu tú ấy đã làm rạng danh quê hương, đất nước, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung, của đất và người Hưng Yên nói riêng.