Nghề gốm Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)... Ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)..
Nghề gốm Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)... Ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)..
Làng nghề thủ công làm nón ở làng Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế là nghề truyền thống có từ hàng trăm năm trước, nơi đây là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.
Nguyên liệu chủ yếu của ngành nghề truyền thống làm nón là lá non của cây bồ qui diệp (hoặc lá dừa, lá gồi) - sau khi hái được phơi khô cho đến khi có màu vàng ươm. Lá không được để khô quá cũng không nên ướt quá, lá cũng cần được ủi phẳng trước khi làm nón, vì vậy mới nói các nghề thủ công ở Việt Nam phát triển được đều nhờ sự tỉ mẩn và cẩn trọng trong từng công đoạn và sự kiên trì của người dân Việt.
Chiếc nón đơn sơ mộc mạc nhưng vì nhờ cách làm nón vô cùng công phu, tỉ mỉ trải qua 15 công đoạn khéo léo và tinh tế nên chiếc nón nào được làm ra từ làng nghề truyền thống Phú Vang đều có độ mỏng thanh, đường kim mũi chỉ đều đặn, chau chuốt và màu sắc hài hoà. Chiếc nón còn được trang trí thêm bằng hoạ tiết đơn giản hoặc các bài thơ hay về non sông đất nước, hoặc thêu tay các hoạ tiết sặc sỡ.
Những người làm nghề thủ công truyền thống làm nón ở Phú Vang luôn có sự sáng tạo độc đáo về mẫu mã và kích thước sản phẩm, tạo nên nét đặc sắc riêng của hàng hóa làng nghề Việt. Chiếc nón lá là sản phẩm làng nghề truyền thống không những dùng để che nắng che mưa cho các bà các chị mà còn được người Việt phương xa trân quí, tự hào còn người nước ngoài thì mua làm quà lưu niệm mỗi khi đến du lịch tại Việt Nam.
Chiếc nón lá nói riêng và nghề truyền thống làm nón lá Phú Vang nói chung là biểu tượng của văn hoá Việt, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.
Như vậy, Mây Tre Đan Trà vừa giới thiệu với các bạn 10 Làng nghề truyền thống tiêu biểu ở nước ta. Các làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam vẫn đang trụ vững theo thời gian và không chỉ đang sản xuất ra các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống và giá trị văn hoá của đất nước.
Các làng nghề ở Việt Nam tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân quanh vùng, tuy nhiên một số ngành nghề truyền thống đang dần mai một cần được bảo tồn và khôi phục nhanh chóng.
Trong tương lai gần, Mây Tre Đan Trà hy vọng các làng nghề truyền thống ở miền Nam cũng như miền Bắc cùng duy trì và mở rộng phát triển hơn nữa để những nghề truyền thống Việt Nam sẽ được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn nữa.
Voucher ưu đãi trang trí nội thất mây tre đan
Săn Voucher ưu đãi giá trực tiếp từ làng nghề mây tre đan Việt Nam
Một làng nghề nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam, Làng gốm Bát Tràng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bề dậy hơn 500 năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên được chất nghề của cha ông. Được du khách trong và người nước biết đến, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Đến đây bạn có thể tham quan chiêm ngưỡng những tác phẩm và có thể tham gia làm gốm cùng với các nghệ nhân nơi đây.
Làng lụa Hà Đông hay còn gọi là lụa Vạn Phúc một làng nghề truyền thống có từ lâu đời nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố hơn 10km. Lụa Hà Đông mang trên mình những họa tiếc lâu đời nhất tại Việt Nam. Ngày xưa lụa Vạn Phúc là một loại lụa với chất liệu, chất lượng tốt với hoa văn đẹp được sử dụng nhiều trong cung đình. Ngày này tại có rất nhiều hộ gia đình làm nghề, người ta giữ lại những khung dệt cổ hoặc dùng khung cơ khí hiện đại. Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Một thương hiệu lụa nổi tiếng lâu đời của nước ta.
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng đã có hơn nghìn năm tại Hà Nội. Làng nghề điêu khắc Sơn Đồng khá nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ như Phật bà nghìn mắt nghìn tay, Phật Thích ca, Phật A di đà,…góp phần truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Ngoài ra làng nghề Sơn Đồng còn nổi tiếng với các đồ thờ các loại, nghệ thuật sơn son thiếp vàng chỉ có tại làng nghề Sơn Đồng.
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ nằm ở Hà Tây, nay là Chương Mỹ, Hà Nội. Một làng nghề truyền thống có từ thời nhà Lý. Trải qua gần nghìn năm Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ vẫn lưu giữ và phát triển. Tranh khảm trai Chuôn Ngọ được làm từ các mảnh trai không vỡ, phẳng và đục gắn xuống gỗ. Được khảm vô cùng tinh xảo, sinh động và đặc sắc. Những người nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo của mình làm ra những sản phẩm tuyệt đẹp tạo nên điểm đặc sắc và nổi tiếng của làng nghề này.
Làng tiện Nhị Khê thuộc xã Nhị khê, xưa có tên nôm là Dũi, do có nghề tiện cổ truyền nên gọi là “Dũi Tiện”. Làng nghề có lịch sử hơn 300 năm, nghề tiện trước đây chuyên tiện đồ gỗ thờ tự, gia dụng như: đài nến, ống hương, bát nhang,… nhưng hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nghề tiện còn làm các mặt hàng như mành rèm cửa, đệm ghế ngồi ô tô, đồ trang trí nội thất, nhà cửa…
Buôn có hội – Bán có phường, vậy nên từ xa xưa, Hà thành được biết đến là nơi có nhiều làng nghề cổ vô cùng phát triển. Ngày nay trước sự hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều làng nghề biến mất và không còn phát triển như trước nữa. Tuy nhiên, có những ngôi làng nghề truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn theo thời gian và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ Việt.
Một địa điểm checkin khá quen thuộc với các bạn trẻ Hà Nội mỗi dịp cuối tuần đó chính là Làng lụa Vạn Phúc. Làng nghề truyền thống này còn có tên gọi khác là làng lụa Hà Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.
Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm có tiếng tại Hà Thành từ ngàn năm, lụa được dệt từ đây thường được lựa chọn kỹ lưỡng, tỉ mỉ để may trang phục cho vua chúa trong triều đình.
Cho đến ngày nay, trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, trước những biến cố của thời gian, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế- xã hội. Làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét sinh hoạt truyền thống với hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cây đa, giếng nước, sân đình.
Sản phẩm làng nghề vô cùng đa dạng từ lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Tất cả đều được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên được dệt thủ công qua đôi bàn tay của những người thợ làm nghề nên rất mềm mại và bền đẹp.
Ghé thăm làng lụa Hà Đông không chỉ có những đoạn đường check in siêu đẹp và rộng mà du khách còn có cơ hội được tìm hiểu về quá trình dệt vải thủ công.
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km. Gốm Bát Tràng là thương hiệu gốm nổi tiếng có từ lâu đời, được khách hàng vô cùng yêu thích về cả mẫu mã và chất lượng.
Mỗi dịp cuối tuần hoặc những ngày lễ, có rất đông bạn trẻ đến tham quan, khám phá làng nghề truyền thống này. Ngôi làng vẫn giữ được những nét cổ kính với những bức tường phơi than đan xen những ngôi nhà hiện đại, cao tầng.
Đây cũng là địa điểm check in cực đẹp được các bạn trẻ lựa chọn với Bảo tàng Bát Tràng một công trình kiến trúc độc đáo của người Hà Nội. Ngoài ra, cũng có thể ghé thăm chợ Bát Tràng nơi trưng bày và bán rất nhiều các mặt hàng từ bình dân đến cao cấp.
Với đa dạng các mẫu mã và màu sắc, được làm ra bởi những bàn tay khéo léo của các thợ thủ công của làng nghề rất thích hợp mua làm quà tặng hoặc để trưng bày.
Đến thăm làng gốm Bát Tràng, du khách cũng có cơ hội được tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình dưới sự hướng dẫn của người làm nghề. Tự do sáng tạo và thể hiện khả năng hội họa, sự khéo tay qua tác phẩm của mình và mang nó về làm kỷ niệm. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị và khó quên khi đến với làng gốm Bát Tràng.
Xem thêm: Các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên du lịch tại đây
Làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội trên 30km, nằm ven bên dòng sông Đáy thơ mộng. Nón – hình ảnh quen thuộc gắn với đồng quê Việt Nam, là vật mang nhiều giá trị truyền thống và giá trị tinh thần to lớn của người Việt.
Trước đây, nón là vật dụng thiết yếu thì hiện nay kinh tế phát triển nón không còn được sử dụng nhiều như trước nữa. Tuy nhiên, làng nghề làm nón tại Làng Chuông vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nguyên vẹn giá trị làng nghề truyền thống
Thay vì sản xuất nón lá, người làng nghề còn sản xuất đa dạng các loại nón như nón quai thao, nón lụa, các loại nón để decor trang trí phòng khách, quán cafe, trang trí nội thất, ….
Khi ghé thăm làng nón Chuông vào cuối tuần ngoài việc khám phá các thợ thủ công làm nghề, check in khuôn viên cực thơ và cổ. Du khách còn có cơ hội được tham gia vào phiên chợ bán nón họp vào những ngày cuối tuần
Có địa chỉ tại Ứng Hòa cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 35km, đây là địa điểm check in đang hot rần rần trong thời gian vừa qua. Làng hương Quảng Phú Cầu là một trong những làng nghề cổ truyền thống lâu đời nhất ở Hà Nội với tuổi đời lên đến hơn 100 năm.
Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi làng nghề cổ này vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp cổ xưa của làng quê vùng Bắc Bộ. Là nơi cung cấp chính hương phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân Hà thành và cả nước.
Vào dịp Tết, diện tà áo dài thướt tha cùng checkin với những bó hương đủ màu sắc được sắp xếp ngay ngắn, trải xòe to thành những bông hoa đang nở rộ với đa dạng các hình ảnh khác nhau. Chắc chắn sẽ mang đến những bức ảnh mới lạ và độc đáo.
Xem thêm: Du lịch chữa lành giúp cân bằng cuộc sống tại đây
Làng nghề quạt Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm trước. Quạt giấy chính là vật dụng gắn liền với tuổi thơ vào những ngày hè nóng nực. Cả kí ức đẹp ùa về với hình ảnh nằm võng đung đưa được ông bà quạt mát bằng chiếc quạt giấy.
Ngày nay khi điện xuất hiện xã hội phát triển những chiếc quạt giấy gần như bị biến mất và ít sử dụng hơn trước. Tuy nhiên, làng nghề quạt Chàng Sơn vẫn giữ được nghề truyền thống này cho đến tận ngày nay
Đi khắp các ngõ ngách trong làng, nơi đâu cũng thấy những chiếc quạt giấy xòe nan hong khô. Như cách mà người làm nghề nơi đây khẳng định giá trị văn hóa vững bền của những chiếc quạt giấy dù thời gian có thay đổi.
Các sản phẩm quạt đã được những người thợ thủ công nâng tầm. Không chỉ để làm mát mà còn trở thành những món quà tặng, món đồ trang trí có tính thẩm mỹ cao. Vậy nên, nếu có dịp đến với làng nghề quạt Chàng Sơn tham quan và trải nghiệm, đừng ngần ngại mua những chiếc quạt thủ công về làm kỷ niệm nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ giúp các bạn trẻ thêm hiểu và thêm yêu những giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt. Nếu có thời gian hãy thử đến thăm quan và trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên nhé để nuôi dưỡng tự hào về văn hóa Việt
Xem thêm: Tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây
1. Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)
Bát Tràng là làng gốm cổ truyền nổi tiếng nằm ở bờ Bắc sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Từ Bạch Thổ phường, nơi những dòng họ đầu tiên từ Thanh Hóa, Ninh Bình, mà mở đầu là dòng họ Nguyễn Ninh Tràng đến sinh cơ lập nghiệp, trải qua hơn 500 năm lịch sử thăng trầm, các thế hệ nối tiếp đã gìn giữ, lưu truyền và làm nên danh tiếng của một làng nghề ở khắp trong và ngoài nước. Gốm Bát Tràng sản xuất từ loại đất sét trắng đặc biệt. Người thợ thủ công chỉ dùng tay để nắn nót sản phẩm làm ra, sau đó vẽ tranh, tráng men rồi đưa vào lò nung.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tinh xảo, sắc nét với đủ kiểu đủ hình: chén, bát, lọ hoa, chậu, lư hương... không bị ngấm nước, không bị nhạt màu theo thời gian. Men Bát Tràng độc đáo, tinh tế với những bí quyết gia truyền làm nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm gốm sứ của làng. Và đó cũng chính là điều khiến khách tham quan phải trầm trồ khi có dịp ghé thăm.
2. Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (Hà Nội)
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ ở phía bắc Hà Tây (Hà Nội) là một làng nghề truyền thống có từ thời nhà Lý. Tổ của nghề này là ông Trương Công Thành, nguyên là một vị tướng tham gia trong đội quân của Lý Thường Kiệt, sau khi đánh tan quân Tống, ông về làng mở nghề khảm trai. Hiện nay ở làng còn đền thờ ông.
Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuông Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, được gắn xuống gỗ khít, đẹp. Các mặt hàng chính của Chuông Ngọ là: tủ khảm, giường khảm… và những sản phẩm đơn giản như: bàn cờ tướng, tranh treo tường, đũa, khay… Gần đây, do nhu cầu của thị trường, nghề khảm trai ở đây đã phát triển mạnh để cung cấp hàng khắp trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
3. Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)
Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 10km nhưng ngôi làng bên dòng sông Nhuệ này vẫn giữ được những nét đặc trưng của một làng nghề truyền thống như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. Bước chân tới cổng làng đã nghe thấy từng tiếng "lạch cạch” của những khung cửi phát ra từ những xưởng dệt.
Bà tổ nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có tên là Lê Thị Nga, hiện trong làng còn có đền thờ bà. Lụa Vạn phúc nổi tiếng là "mịn mặt, mát tay”. Các mặt hàng lụa đa dạng: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm…
Lụa Vạn Phúc không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
4. Làng tiện gỗ Nhị Khê (Hà Nội)
Trước đây, nghề tiện chỉ chuyên tiện đồ gỗ thờ tự, gia dụng như: đài nến, ống hương, bát nhang, đấu đong thóc, chân bàn ghế, tủ… Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nghề tiện giờ đây còn tham gia vào sản xuất các mặt hàng gia dụng cao cấp như: mành rèm cửa, đệm ghế ngồi ô tô, đồ trang trí nội thất, nhà cửa… Để phù hợp với yêu cầu của thị trường, làng nghề còn chuyển sang tiện các loại sản phẩm từ nguyên liệu đá sừng… thành đồ trang sức, mỹ nghệ độc đáo và tinh xảo, cho giá trị kinh tế cao như: bình, lọ, hộp đựng tăm, gạt tàn thuốc lá, các con vật quý…
Nghề gốm ở Thổ Hà phát triển rực rỡ từ thế kỉ 14. Đây là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt, bên cạnh Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Thổ Hà mang những nét đặc sắc riêng hiếm có: độ sành cao, không thấm nước, tiếng kêu như chuông, màu men nâu đỏ mịn màng, ấm áp và gần gũi. Gốm có độ bền vĩnh cửu dù được chôn trong đất, ngâm trong nước. Làng chỉ làm đồ gốm gia dụng, những chum vại, tiểu sành, chĩnh chõ nổi tiếng một thời. Những mảnh gốm xưa còn sót lại trên các bức tường vẫn nguyên hình vẹn trạng, hồn gốm như còn đọng mãi.
6. Làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là một làng nghề nổi tiếng từ xa xưa. Đồng Kỵ nay thuộc xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía đông bắc. Làng nghề Đồng Kỵ cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp cho sinh hoạt, trang trí nội thất hay thờ cúng… Những sản phẩm từ Đồng Kỵ đều được làm từ các loại gỗ quí như: gụ, trắc, hương, mun, nu, sưa…
Với thu nhập hàng trăm tỉ đồng/năm, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động không chỉ của làng mà còn thu hút thợ của các nơi khác đến.
7. Làng Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)
Đông Hồ là một làng chuyên vẽ tranh dân gian nổi tiếng ở Việt Nam, Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề vẽ tranh dân gian ở đây đã có từ lâu đời. Xưa, làng chỉ vẽ tranh để bán trong dịp Tết Nguyên Đán nhưng nay, tranh dân gian Đông Hồ được vẽ cả những ngày thường để phục vụ khách du lịch. Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó và màu là: gạch non, lá cây, rể cây đốt thành than. Muốn cho tranh có độ óng ánh người ta dùng vỏ sò, nghêu nung lên thành vôi, giả nhỏ, trộn với nhựa cây phết đều lên giấy dó sau đó bắt đầu vẽ. Tranh dân gian Đông Hồ có nhiều mảng: tranh động vật: chó, mèo, trâu, bò, gà, lợn..., mảng "hứng dừa; đám cưới chuột; đánh ghen” xem rất thích mắt. Hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc, ấm no... cho nên thường được treo trong nhà trong những dịp Xuân về.
8. Làng Gốm Chu Đậu (Hải Dương)
Làng nghề gốm Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, Huyện Nam Sách đã nổi tiếng trên thế giới từ hơn 500 năm nay. Các sản phẩm gốm Chu Đậu đang được lưu giữ tại nhiều bảo tàng quốc gia trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hà Lan… và trong sưu tập cá nhân của nhiều nước trên thế giới. Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn. Hoa văn cổ của Chu Đậu phần nhiều là sen, cúc, dưới nhiều dạng khác nhau và hàng chục loại hoa văn cách điệu khác.
9. Nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình)
Ở Văn Lâm hiện nay, có rất nhiều gia đình trang bị các loại khung thêu, với nhiều kích cỡ khác nhau. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ thêu, qua những sợi chỉ mảnh mai, nhiều màu sắc trên nền vải được chọn, những tác phẩm nghệ thuật tinh tế đã ra đời. Đường nét thêu ren rất tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, thanh tú nhưng lại sống động mịn màng như nét vẽ của người họa sĩ. Sản phẩm thêu ren rất phong phú như: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, khăn tay, tranh, ảnh....
10. Làng Chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)
Là làng chạm khắc kim loại quý thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương. Người khởi nghiệp là nghệ nhân chạm bạc Nguyễn Kim Lâu. Ông đã tới và truyền dạy nghề cho người dân Đồng Xâm cách nay hơn 300 năm. Hiện nghề chạm khắc kim loại quý tại làng ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.
11. Làng nghề Kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên – Huế)
Làng Kế Môn thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế là làng nghề kim hoàng nổi tiếng hơn 300 năm nay. Vị tổ của làng nghề này là ông Cao Đình Độ, người làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, di cư vào làng Kế Môn vào cuối đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Đến đời vua Quang Trung, ông Độ được triệu vào cung lập Cơ vệ ngành ngân tượng chuyên làm đồ trang sức cho Hoàng gia. Đến đời vua Gia Long, Cao Đình Độ và Cao Đình Hương (con trai ông) vẫn được giữ lại làm ngân tượng cho đến khi mất (1810; 1821).
Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác với kỹ thuật tay nghề tinh xảo và chạm khắc cầu kỳ được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc.
12. Làng nón Tây Hồ - Phú Vang (TT Huế)
Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Nón lá là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu của nhiều người. Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu. Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.
Không chỉ nổi tiếng với nón lá bài thơ, dân làng Tây Hồ còn rất khéo léo khi tạo ra những chiếc nón lá kè hai lớp bền, đẹp, đội mát.
13. Làng Đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)
Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành từ thế kỷ 18 do ông Huỳnh Bá Quát mang nghề từ tỉnh Thanh Hóa vào khai thác. Mấy mươi năm sau, làng Quan Khái (nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) đều sinh sống và phát triển bằng nghề này. Những sản phẩm đá mỹ nghệ ở đây như: tượng Phật, tuợng Thánh, tượng người và muôn thú cũng như các loại vòng đeo tay, đeo cổ... đều được đẽo, tạc từ những khối đá cẩm thạch có vân rất đẹp được lấy từ Ngũ Hành Sơn. Từ đất đá vô cảm, người nghệ nhân làng mỹ nghệ Hòa Hải đã thổi vào đó tâm hồn của con người, để rồi những thứ quà tinh xảo thuộc cả mô típ truyền thống và hiện đại nơi đây theo chân du khách có mặt khắp nơi trên thế giới.
14. Làng Điêu khắc gỗ Kim Bồng (Hội An – Quảng Nam)
Kim Bồng là làng nghề chạm trỗ điêu khắc gỗ nổi tiếng từ xa xưa. Kim Bồng thuộc phường Cẩm Kim, thành phố Hội An. Nghề mộc ở đây có nguồn gốc xuất xứ từ miền Bắc, được các nghệ nhân mộc làng Kim Bồng học hỏi, phối hợp với nghệ thuật chạm khắc của người Chăm, Trung Hoa và Nhật Bản để tạo nên những tác phẩm điêu khắc gỗ mang tính mỹ thuật và triết học cao.
Sản phẩm điêu khắc gỗ của Kim Bồng đã hiện diện ở nhiều gia đình, nhiều địa phương trong nước và nhiều quốc gia ở 5 châu lục.
15. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam)
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. Người thợ đúc Phước Kiều tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm phục vụ cho việc tế lễ, hội hè và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như : chuông đồng, chiêng, kiểng, mõ, phèng la, lư hương, chân đèn, bình cổ…và một số nhạc cụ bằng đồng.
16. Làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
Làng nghề cổ truyền gốm Bàu Trúc là làng gốm cổ ở Đông Nam Á, tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 10 km về hướng Nam. Tại đây du khách có thể xem những nghệ nhân người Chăm trực tiếp thao tác làm ra những sản phẩm gốm bằng đôi bài tay khéo léo của mình, xem những bãi nung gốm lộ thiên và mua sắm sản phẩm gốm làm quà lưu niệm. Sản phẩm gốm rất độc đáo, được làm hoàn toàn bằng tay khéo léo cùng những công cụ thô sơ như vòng tre, vỏ sò để tạo ra những đường nét hoa văn trên sản phẩm gốm. Nghề làm gốm rất công phu, vật liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm gốm ở Bàu Trúc. Đó là một loại đất sét đặc biệt được lấy bên bờ sông Quao, đem về đó đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Lượng cát được trộn vào tuỳ thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Do đó gốm Bàu Trúc hoàn toàn khác so với gốm của những nơi khác.
17. Làng nghề thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ (Ninh Thuận)
Rời làng gốm Bàu Trúc, đi về hướng Đông Nam khoảng 3 km, du khách sẽ đến thăm làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp-Chung Mỹ, người Chăm gọi là Chakleng. Nét độc đáo của làng nghề dệt là dệt theo dạng thủ công truyền thống, những sản phẩm thổ cẩm làm ra vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn trong từng công đoạn, bí quyết, chất liệu, hoa văn của thời xa xưa để lại. Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến đôi bàn tay thuần thục của những người thợ, sự khéo léo của các nghệ nhân để làm nên sản phẩm thổ cẩm tuyệt đẹp. Trong những năm gần đây sản phẩm thổ cẩm Mỹ Nghiệp-Chung Mỹ ngày càng đa dạng và phong phú: ngoài chăn, áo, khăn người ta còn làm các loại khác như cà vạt, túi xách, bóp, ví… để phục vụ khách mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch về Ninh Thuận.
18. Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương)
Bình Dương vốn nổi tiếng với nghề làm gốm. Các sản phẩm gốm sứ sản xuất ở đây đều mang những đặc điểm riêng biệt, bóng, bền, đẹp, mẫu mã phong phú được người tiêu dùng ưa chuộng. Nghề làm gốm sứ Sông Bé trước đây và Bình Dương ngày nay đã phát triển đến trình độ cao từ đồ gia dụng, đồ trang trí mỹ nghệ đến đồ sứ công nghiệp.
19. Làng Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)
Nổi tiếng nhất ở làng tranh sơn mài Bình Dương là làng tranh Tương Bình Hiệp, nằm cách thành phố Thủ Dầu Một 7km về phía bắc. Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến từng công đoạn của nghề truyền thống sơn mài chỉ có ở Việt Nam. Với hàng trăm hộ làm tranh sơn mài, có hộ chỉ làm một hai công đoạn của tấm tranh rồi giao lại cho các hộ khác làm những công đoạn tiếp theo.
Có thể nói ở Tương Bình Hiệp, nghề làm tranh sơn mài đã được công nghiệp hóa với những dây chuyền sản xuất rạch ròi nhưng hoàn toàn mang tính gia đình, tinh xảo nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông. Những sản phẩm tranh sơn mài Bình Dương được người yêu tranh Việt Nam và thế giới ưa chuộng mua về treo trong nhà một cách trang trọng.
20. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang)
Đây là làng nghề mang nét đẹp và chiều sâu văn hoá giàu bản sắc của thổ cẩm dân tộc Chăm. Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón, áo khoác…