Một đất nước xa xôi nằm cách cả nửa bán cầu, nghe đến tên còn xa lạ với đa số dân ta. Vanuatu, nơi có vẻ như nằm tách biệt với cả thế giới. Thế nhưng, ít ai biết rằng nơi đây lại can chứa những câu chuyện đầy cảm xúc về một cộng đồng người Việt xa xứ. Những con tàu vượt đại dương đã mang theo những giấc mơ và hy vọng của những người Việt Nam đến với vùng đất mới này từ hơn một thế kỷ trước. Họ đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ để xây dựng một cuộc sống mới bên bờ biển xanh.
Một đất nước xa xôi nằm cách cả nửa bán cầu, nghe đến tên còn xa lạ với đa số dân ta. Vanuatu, nơi có vẻ như nằm tách biệt với cả thế giới. Thế nhưng, ít ai biết rằng nơi đây lại can chứa những câu chuyện đầy cảm xúc về một cộng đồng người Việt xa xứ. Những con tàu vượt đại dương đã mang theo những giấc mơ và hy vọng của những người Việt Nam đến với vùng đất mới này từ hơn một thế kỷ trước. Họ đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ để xây dựng một cuộc sống mới bên bờ biển xanh.
Những người Việt Nam (trong văn bản của Pháp ghi Annamite) đầu tiên được ghi nhận đặt chân đến đây lại là phạm nhân và tù chính trị vào khoảng năm 1911. Năm 1923, 145 người lao động Bắc Kỳ đầu tiên chính thức đến New Hebrides theo diện mộ phu (tức là người phu được tuyển mộ). Những người này đi xuất khẩu lao động có hợp đồng năm năm ký với các công ty tuyển dụng của Pháp để vào làm trong các đồn điền. Cùng khoảng thời gian đó cũng có một số lượng lớn người lao động chọn đi làm công nhân mỏ ở New Caledonia. Những người nông dân Việt Nam gọi New Hebrides là Tân Đảo, còn New Caledonia là Tân Thế Giới.
Cuộc sống của người làm phu vất vả khổ cực, làm việc nặng nhọc mà vẫn bị đánh đập dã man. Họ bị coi như những “nô lệ da vàng”. Tuy nhiên khi ở nhà thì không ai biết những điều kiện lao động ấy, chỉ thấy lương cao thì quyết tâm xa quê một thời gian để thoát khỏi đói nghèo ở những vùng quê đồng bằng Bắc Bộ đông dân, hay bão lũ. Họ gọi nhau là những người “chân đăng”. Đến nay nguồn gốc của từ “chân đăng” này vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng theo một số người mà tôi tiếp xúc thì họ cho rằng các cụ ngày xưa hay nói: “Đăng ký cho tôi một chân đi Tân Thế Giới” nên từ đó mà ra.
Con người đã đặt chân lên Vanuatu từ hàng nghìn năm trước, để lại những dấu tích văn hóa độc đáo. Cho đến ngày nay, du khách vẫn có thể tìm thấy những ngôi làng truyền thống nằm ẩn mình trong những cánh rừng xanh tươi. Người dân nơi đây sống hòa hợp với thiên nhiên, xây dựng những ngôi nhà sàn độc đáo và cùng nhau tham gia vào các lễ hội truyền thống đầy màu sắc. Họ có những điệu nhảy sôi động, những câu chuyện thần thoại ly kỳ và những nghi lễ tâm linh bí ẩn.
Linh hồn văn hóa của Vanuatu được gọi là “kastom”, nó bao gồm tất cả mọi thứ từ kinh tế, nghệ thuật đến tâm linh với một màu sắc rất riêng. Nếu bạn muốn biết “kastom” thực sự như thế nào, hãy đi đến những ngôi làng dường như còn “đóng cửa với thế giới” ở Vanuatu. Đây là những khu định cư có thật, không có công nghệ hiện đại hay bất kỳ mánh lới quảng cáo du lịch nào - cơ hội để khám phá quá khứ thiêng liêng của Vanuatu.
Đến năm 1940, chiến tranh Thế giới thứ hai đã cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa Tân Đảo và Việt Nam. Dù xa cách quê hương, cộng đồng người Việt vẫn luôn hướng về Tổ quốc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp. Niềm vui vỡ òa khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhưng cũng kéo theo sự thù hận của người Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cộng đồng người Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí bị đe dọa. Cuối cùng, năm 1960, con tàu Eastern Queen (Nữ hoàng phương Đông) đã đưa 551 người rời Tân Đảo cập bến Hải Phòng, đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón kiều bào ở cảng. Một chương mới trong lịch sử cộng đồng người Việt tại Tân Đảo được mở ra.
Chính vì vậy, khi đến thăm Vanuatu, bên cạnh vẻ đẹp như chốn thiên đường của quần đảo giữa Thái Bình Dương xanh biếc, trầm trồ trước nền văn hóa bản địa đặc sắc gần như không bị ảnh hưởng bởi thế giới văn minh, du khách còn được tận hưởng cảm giác thân thuộc khi bắt gặp nhiều nét văn hóa Việt tại đây. Cùng với đó là những phiên chợ địa phương với cách bài trí và nhiều sản vật khá quen thuộc như khoai lang, bắp cải...
Hai câu đối chữ Hán viết trên hai cây cột xây theo lối ở cổng đình làng Bắc Bộ trong cộng đồng người Việt sinh sống tại Vanuatu khiến những ai ghé thăm đều xúc động:
Bắc khứ ta hồ ngã chủng cách nam quy”.
(Than ôi, đồng bào ta đã theo chim Hồng đi về phương Bắc
Tiếc thay, dòng giống cốt nhục này phải quay về với trời Nam.)
Hai câu đối ấy, như những lời thì thầm được khắc ghi vào một thời khắc lịch sử đầy xúc động. Khi người Việt ở Tân Đảo phải chia ly, một nửa ở lại, một nửa ra đi, những câu đối đã trở thành lời nguyện cầu, là sợi dây kết nối giữa những trái tim xa cách. Người ở lại luôn hướng về quê hương, mang theo nỗi nhớ da diết trong từng hơi thở. Còn những người đã ra đi, dù xa cách ngàn trùng, linh hồn họ vẫn luôn hướng về tổ quốc. Mỗi câu chữ trong câu đối như một lời nhắn gửi, một lời hứa sẽ mãi giữ gìn ngọn lửa yêu nước, dù ở bất cứ nơi đâu.
Người Việt tại Liên bang Nga là cộng đồng dân tộc thiểu số lớn thứ 72 ở Nga (theo cuộc điều tra dân số 2002). Với 26.205 người, đây là cộng đồng người Việt khiêm tốn so với các các quốc gia khác[4][5]. Tuy nhiên theo các ước tính không chính thức thì con số cư dân gốc Việt có thể là 100.000 đến 150.000 người.[6]
Năm 2018, có 14.700 người Việt Nam được cấp giấy phép lao động tại Nga.[7][8]
Theo thống kê 2015, riêng thành phố Moskva đã có khoảng 5.000 người, Yekaterinburg có khoảng 400 người, Volgograd khoảng 200 người.[9] Số còn lại tập trung ở Vladivostok và Sankt-Peterburg. Cộng đồng người Việt ở Moskva có tỷ lệ định cư lâu dài nhất (trên 5 năm)[1].
Ở Moskva, người Việt chủ yếu ở phía nam thành phố, gần ga tàu điện ngầm Akademicheskaya, nơi chính quyền đã cho xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.[4][10]
Khảo tra về khả năng nói tiếng Nga của cộng đồng gốc Việt có phần không nhất quán. Theo một cuộc điều tra dân số thì khoảng 80% biết nói tiếng Nga. Trong khi đó một bài báo của Việt Nam thì cho rằng: "nhiều người Việt Nam thấy không cần thiết phải học tiếng Nga. Thực tế, nhiều người không nói được một tí tiếng Nga nào"[2][4]. Ngược lại gần như tất cả người gốc Việt đều nói được tiếng Việt[11].
Phần lớn người Việt ở Nga làm nghề tiểu thương bán lẻ. Khi Nga sửa đổi luật bán lẻ năm 2007, hạn chế các cửa hàng của người nhập cư cùng đòi hỏi người buôn phải đạt trình độ tối thiểu biết tiếng Nga thì mới được đi làm và cấp giấy phép kinh doanh khiến nhiều người Việt phải bỏ ngành buôn bán, tìm nghề khác sinh sống, có khi là làm công nhân phổ thông.[2]
Sinh viên gốc Việt là một thành phần quan trọng trong cộng đồng ở Nga; bản thân Hồ Chí Minh cũng từng theo học tại Moskva vào thập niên 1920 cùng một số lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam[12]. Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh có tổng cộng khoảng 50.000 sinh viên Việt Nam sang học tập ở Nga.[13] Sinh viên Việt Nam tiếp tục du học ở Nga sau khi Liên Xô và Khối Warszawa sụp đổ. Tính đến năm 2006, có khoảng 4000 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Nga, trong số đó có 160 người do học bổng của chính phủ Nga[14]. Trong số những sinh viên Việt Nam từng theo học ở Nga sau khi Liên Xô sụp đổ có Nguyễn Thúy Quỳnh, nhạc sĩ piano gốc Hà Nội.[15]
Trong sinh hoạt của người Việt tại Nga thì Hội đồng hương Hà Tĩnh đã thành công kinh doanh, thiết lập một số cơ sở sản xuất và buôn bán nhỏ. Khoảng 500 người Hà Tĩnh là tiểu thương buôn bán tại các tổ hợp thương mại; hàng chục người là chủ xưởng may, một số đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, dịch vụ tài chính. Tại hầu hết thành phố đều có Hội đồng hương Hà Tĩnh[9].
Người Việt tại Ba Lan tạo thành một trong những nhóm dân tộc thiểu số lớn ở Ba Lan. Cộng đồng người Việt ở Ba Lan là cộng đồng người Việt đông thứ ba ở châu Âu, sau cộng đồng người Việt tại Pháp và cộng đồng người Việt tại Đức, mặc dù số lượng của họ là khó ước tính, với con số ước tính phổ biến dao động từ 30.000 đến 40.000 người[1][2]. Họ là cộng đồng dân nhập cư lớn nhất của Ba Lan có nền văn hóa không phải là châu Âu, và thường được công chúng Ba Lan xem là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất, nếu không phải là lớn nhất ở Ba Lan; xác minh thực tế về tuyên bố này tỏ ra khó khăn do thiếu dữ liệu về số lượng chính xác người Việt ở Ba Lan[3]. Cộng đồng người Việt ở Ba Lan đã được xem là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất tại Ba Lan[4].
Không có dữ liệu chính xác về số lượng người Việt ở Ba Lan, do nhiều người, rất có thể ít nhất là 50%, là người nhập cư bất hợp pháp.[3][5] Điều tra dân số Ba Lan 2011 đã có 4.027 được hỏi cho biết họ có quốc tịch Việt Nam.[6] Đại sứ Việt Nam và các lãnh đạo cộng đồng người Việt ở Ba Lan ước tính có khoảng 20.000 đến 30.000 người Việt có thể đang sinh sống ở Ba Lan, dù năm 2002 chính phủ Ba Lan ước tính rằng con số có thể là 50.000 người.[3][7] Một báo cáo năm 2008 của chính phủ Ba Lan đưa ra con số từ 25.000–60.000 người[5], một báo cáo truyền thông năm 2012 cũng đề xuất con số cao hơn 60.000 người[1], trong khi một báo cáo khoa học năm 2014 cung cấp một con số ước tính 35.000 người, với một ghi chú rằng con số này là "khó để ước tính".[2] Do họ là cộng đồng nhập cư lớn nhất của Ba Lan có nền văn hóa không phải là châu Âu,[2] họ cũng là một trong các nhóm dân nhập cư dễ thấy nhất Ba Lan[3]. Các thành viên của công chúng Ba Lan thường có tín ngưỡng sai lầm rằng người Việt hình thành cộng đồng người nước ngoài lớn nhất của Ba Lan,[3] một vị trí mà trong thực tế thuộc về người di cư từ các nước Liên Xô cũ.[8]
Quan hệ Ba Lan – Việt Nam đã gia tăng từ các chương trình trao đổi sinh viên thập niên 1950 và 1980, trong thời gian đó cả Ba Lan và Việt Nam là các quốc gia cộng sản[9][10]. Sau quá trình Ba Lan chuyển sang nền kinh tế tư bản vào năm 1990, Ba Lan đã trở thành một điểm đến nhập cư hấp dẫn hơn cho người Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ; là làn sóng di cư thứ hai, làn sóng người nhập cư Việt đông đảo hơn đến Ba Lan[10][11]. Nhiều người bắt đầu cuộc sống ở Ba Lan với công việc bán hàng trong các khu chợ ngoài trời tại Sân vận động Stadion Dziesięciolecia bán quần áo hoặc thực phẩm giá rẻ. Đến năm 2005, đã có khoảng 1.100 và 1.200 gian hàng của người Việt trong khu vực[3][8]. Tính đến năm 2002 tại Warsaw đã có khoảng 500 nhà hàng Việt, chủ yếu là phục vụ thức ăn nhanh[3]. Stadion Dziesięciolecia đã được gọi là trung tâm của cộng đồng người Việt ở Ba Lan[12]. Cộng đồng người Việt cũng được phục vụ bởi một số tổ chức phi chính phủ, điều hành bởi chính cộng đồng người Việt[13].
Trong số những người Việt tại Ba Lan có Tào Ngọc Tú, ông là người sáng lập tập đoàn Tan-Viet International và được xem là người đưa mì ăn liền vào thị trường Ba Lan. Là một trong những người giàu nhất Ba Lan, ông được tạp chí Wprost xếp hạng thứ 93 với tài sản 170 triệu PLN vào thời điểm năm 2012.[14]
Mặc dù tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ phổ biến nhất tại Ba Lan, có một số lượng ngày càng tăng các sinh viên học sinh quan tâm đến ngôn ngữ khác như tiếng Việt[15].
Năm 2007, Trường Lạc Long Quân đã được khai trương ở Warsaw để dạy ngôn ngữ cho trẻ em Việt Nam và cung cấp cơ hội cho người Việt lớn tuổi sử dụng ngôn ngữ riêng của họ. Ngoài việc học tiếng Việt, học sinh cũng được dạy nghệ thuật, lịch sử, địa lý, văn hóa và phong tục Việt Nam. Ngoài ra, các trường đã tổ chức lễ hội và các sự kiện quan trọng khác vào những dịp đặc biệt như Tết. Sau đó, nhà trường đã mở chi nhánh mới tại Raszyn và Wrocław[16].
Tối ngày 27 tháng 5 năm 2017, ông Phan Châu Thành, công dân song tịch Việt Nam và Ba Lan, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Ông Thành là một doanh nhân ở Ba Lan, tốt nghiệp ngành Luật, Đại học Warsaw năm 2006 và nhập quốc tịch Ba Lan năm 2012. Ông cũng là người tài trợ cho một số dự án phát triển cộng đồng ở Việt Nam như Sách hóa Nông thôn, Nhà Chống Lũ. Công an cửa khẩu không cung cấp văn bản về việc không cho nhập cảnh.[17]
Đầu tháng 6 năm 2017, cảnh sát Ba Lan bắt một công dân Việt Nam 38 tuổi cùng 17 tấm hộ chiếu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam màu xanh lá cây, sẵn sàng cho sử dụng, và 33 tấm thẻ cư trú Ba Lan, tất cả đều là giả mạo, được tạo ra ngay trong căn hộ ở Warsaw.[18]