Viện Khoa Học Trung Quốc

Viện Khoa Học Trung Quốc

Khoa Tiếng Trung Quốc tự hào là một trong những khoa hàng đầu tại Học viện Ngoại giao trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa - xã hội Trung Quốc.

Khoa Tiếng Trung Quốc tự hào là một trong những khoa hàng đầu tại Học viện Ngoại giao trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa - xã hội Trung Quốc.

Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Tiếng Trung Quốc (sau đây gọi là Khoa) tiền thân là một tổ trong Bộ môn Ngoại ngữ. Do nhu cầu công tác đối ngoại của ngành Ngoại giao, tiếng Trung được giảng dạy tại Học viện Ngoại giao từ khóa đầu tiên (1985 - 1988).

Từ đó tới nay, Khoa đã trải qua một hành trình đáng tự hào, trở thành một trong những khoa hàng đầu tại Học viện trong việc đào tạo và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa - xã hội Trung Quốc. Đội ngũ cán bộ giảng viên trong Khoa không chỉ thực hiện tốt công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà còn tích cực trong công tác ngoại giao kênh 2, giao lưu nhân dân. Các thế hệ sinh viên của Khoa đã từng bước trở thành những cán bộ chủ chốt, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan trong và ngoài Bộ Ngoại giao. Sinh viên trong Khoa được phát triển trong môi trường học thuật toàn diện, thường xuyên có cơ hội tham gia các tọa đàm về học tập và nghiên cứu, nhận được sự hỗ trợ qua các chương trình học bổng hữu nghị và tham gia rèn luyện trong các cuộc thi lớn về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.

- Năm 2019, Khoa vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2016 - 2018, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.

- Cán bộ, giảng viên của Khoa tham gia biên soạn nhiều giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc học tập của sinh viên.

- Khoa trực tiếp tổ chức và chỉ đạo nhiều cuộc thi, hoạt động giao lưu ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trong Học viện.

- Sinh viên Khoa đạt thành tích cao trong các cuộc thi về tiếng Trung: giải Nhì cuộc thi “Viết chính tả chữ Hán” do Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội tổ chức (năm 2020), giải Nhì cuộc thi “Hùng biện tiếng Trung toàn quốc - Đà Nẵng” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc thành phố Đà Nẵng, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng và một số đơn vị phối hợp tổ chức (năm 2023), giải Nhì cuộc thi “Tranh biện tiếng Hoa” do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức (năm 2023)...

- Khoa thực hiện tốt chức năng đầu mối kết nối Học viện với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam trong việc thành lập Phòng đọc sách tiếng Trung và nghiên cứu về Trung Quốc (năm 2021), trao Học bổng hữu nghị Việt - Trung cho sinh viên Học viện hàng năm.

- Khoa liên tục bồi dưỡng, chọn lọc và cử giảng viên, sinh viên tham dự và phát biểu tại các hội thảo, tọa đàm khoa học và các cuộc thi giao lưu hữu nghị.

Khoa luôn cung cấp cho sinh viên khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành đầy đủ và toàn diện, giúp sinh viên xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc liên quan đến ngành học. Đối với khối kiến thức cơ sở, sinh viên được trang bị kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung phục vụ nhu cầu giao tiếp, trao đổi với người bản xứ. Đối với khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên được cung cấp tri thức về nhiều lĩnh vực như lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao Trung Quốc; nâng cao khả năng nghe hiểu tin tức, phát triển kĩ năng biên - phiên dịch, rèn luyện khả năng chuyển ngữ thông qua các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn báo chí của các cấp lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.

Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Tiếng Trung Quốc là những thầy cô có chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản và chuyên sâu ở các trường đại học nổi tiếng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của Khoa còn dày dặn kinh nghiệm thực tế, nhiều thầy cô đã từng công tác nhiệm kỳ tại Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.

Trưởng Khoa: TS. Phan Vũ Tuấn Anh

Phó Trưởng Khoa: ThS. Trần Ngọc Ninh

Một số hình ảnh của Khoa Tiếng Trung Quốc

Khoa Tiếng Trung Quốc vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao năm 2019

Giảng viên Khoa Tiếng Trung Quốc chụp ảnh tại Phòng đọc sách tiếng Trung và nghiên cứu về Trung Quốc

Giảng viên Khoa Tiếng Trung Quốc tại Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh Học viện Ngoại giao 2024

Sinh viên Khoa Tiếng Trung Quốc được phát triển trong môi trường học tập và rèn luyện toàn diện

Sinh viên Khoa Tiếng Trung Quốc tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại

Những câu chuỵện có thật 100% trong bài viết được các chuyên gia tâm lý kể lại sẽ là bài học cho không ít gia đình trong việc giáo dục, hướng dẫn con cái về sức khỏe giới tính... Tuyến bài "Những chuyện sốc từ phòng tư vấn tâm lý" sẽ ít nhiều đưa ra thực trạng đáng báo động về lối sống của giới trẻ trong thời đại Internet phát triển mạnh mẽ, những kiến thức về đạo đức, sức khỏe sinh sản lại không được tiếp cận đúng cách... Những phút giật mình Là người bạn đồng hành quen thuộc của bạn nghe đài trong cả nước với chương trình phát thanh trực tiếp Cửa sổ tình yêu của Đài tiếng nói Việt Nam, anh chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn chia sẻ:

“Sức khỏe sinh sản (SKSS) và tình dục là vấn đề mà giới trẻ hiện nay có nhiều băn khoăn và lúng túng. Nhiều khi là cả sự sợ hãi, sợ hãi vì chính những tình cảnh éo le mà các bạn không thể ngờ tới. Một cậu thanh niên đã từng rất hoảng loạn, gần như là phát khóc khi gọi điện cho tôi. Phải nhiều phút động viên, cậu ta mới run rẩy kể lại câu chuyện kinh hoàng: “Trong một lần rủ nhóm bạn về nhà uống rượu, xem phim "tươi mát", rồi cả nhóm không kiềm chế được ham muốn, chính cậu đã "đồng lõa" với nhóm bạn, xâm hại tình dục em gái mình. Và giờ đây, cậu không biết mình sẽ phải làm gi, phải ứng xử ra sao sau phút thiếu suy nghĩ, bồng bột đến điên rồ”. Tuổi mới lớn có những thay đổi tâm sinh lý rất phức tạp. Vấn đề SKSS và tình dục lại được giới trẻ tiếp nhận với nhiều nguồn thông tin, nhiều cách thức khác nhau nhiều khi không thể kiểm soát. Và cũng có những câu chuyện đáng tiếc xảy ra lại xuất phát từ sự “không để ý” của cha mẹ đến vấn đề tâm sinh lý của con ở tuổi dạy thì. “Một gia đình có cô con gái là sinh viên, cậu em học lớp 11 mà vẫn cho ngủ chung, nghĩ rằng hai chị em thì "không sao". Do ảnh hưởng của những câu chuyện kể trong nhóm bạn, do ám ảnh của những hình ảnh khỏa thân trên mạng, cậu em đã tò mò, lợi dụng lúc chị gái ngủ say, sờ lần khám phá. Cô chị cũng đang tuổi ăn, tuổi lớn, thấy có người táy máy mà vẫn "nằm im xem sao". Rồi chuyện đau lòng xảy ra nhiều lần, đến mức hai chị em đều "nghiện món đó", cứ có thời gian rảnh là lại "vui chơi giải trí" với nhau mà cha mẹ không biết. Chỉ đến khi cô chị có người yêu, cậu em ghen tuông, cấm chị yêu, dọa sẽ nói vung lên cho bố mẹ biết, cô chị mới hoảng hốt gọi điện để tư vấn xem có cách nào tách cậu em ra”.

Chia sẻ về những câu chuyện éo le đến đau lòng, anh Đinh Đoàn đã rất thẳng thắn: “Có thể trước kia nhận định về vấn đề SKSS và tình dục trong giới trẻ là do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nhưng bây giờ nếu nói giới trẻ thiếu kiến thức thì không đúng. Nhiều khi các em không thể nhận thức rõ và thường đánh đồng giữa SKSS với vấn đề tình dục nên ra sức tìm kiếm thông tin liên quan tới sinh hoạt tình dục mà bỏ qua những khía cạnh khác của SKSS, nhưng đó cũng không phải là sự thiếu hiểu biết mang lỗ hổng lớn về kiến thức. Nhiều bạn trẻ quan hệ tình dục với nhiều người, nhiều lần, nghe thì có vẻ sành sỏi nhưng vẫn “ngố” về kiến thức SKSS. Có thể nói, với nhiều bạn trẻ hiện nay, về kiến thức thì chưa đủ, nhưng thừa sự trải nghiệm”. Cũng đánh giá về vấn đề này chị Bùi Thị Thanh Hòa – Trưởng phòng tư vấn Trung tâm tư vấn tình cảm Linh Tâm khẳng định: “Những câu chuyện đáng tiếc lại bắt nguồn từ chính nguồn thông tin quá phức tạp, quá đa dạng mà giới trẻ tiếp xúc hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng lại không có khả năng phân loại và nhận định. Tất cả như xoay tròn trong tâm lý phức tạp của tuổi mới lớn làm các em thực sự bối rối. Nhưng cũng cần nhìn nhận vấn đề ở cả sự giáo dục định hướng cho giới trẻ ở cả gia đình, nhà trường và xã hội”. Đánh giá về vấn đề định hướng, cả chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn và chị Thanh Hòa đều nhấn mạnh: “Có thể nói sự định hướng trong gia đình hay nhà trường gần đây đã có nhiều cởi mở. Nhưng cởi mở phải đi cùng với phương pháp giáo dục và định hướng”. Giới trẻ hiện nay đã không còn “mò mẫm” để đi, nhưng lại đang đi những “bước” không chắc. Sự lơ lửng, không vững chắc trong tâm sinh lý của giới trẻ không xuất phát từ nguồn kiến thức mà lại xuất phát từ chính sự “bội thực” kiến thức chưa có sự chọn lọc. Cái thiếu nhất của các bạn trẻ không phải là kiến thức, mà là kỹ năng sống. Không biết phòng xa, không có kỹ năng ra quyết định đúng, không biết làm chủ cảm xúc bản thân, không biết nói "không" khi cần thiết… đã dẫn tới những hậu quả không lường. Đặc biệt là lối sống của một số bạn trẻ chạy theo những ham muốn bản năng…

Tác giả: QuangGame

Nguồn: VietNamNet

Sáng ngày 26/11/2024, Đoàn đại biểu Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đã thành kính dâng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn do Thiếu tướng Hoàng Văn Đào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu công tác chính trị Quân đội, Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc làm Trưởng đoàn.

Tham gia Đoàn có Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Quốc phòng; các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Đoàn Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc và Viện Chiến lược Bộ Quốc phòng.

Đoàn thành kính dâng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại Nhà khách số 8 Hùng Vương, Đại tá Phạm Văn Hiếu, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Đoàn 969, Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng cùng đại diện chỉ huy Phòng Chính trị, Cơ quan Văn phòng trân trọng tiếp Đoàn.

Đại tá Phạm Văn Hiếu phát biểu, tặng Huy hiệu Bác Hồ cho các đại biểu của Đoàn.

Phát biểu tại buổi tiếp, Đại tá Phạm Văn Hiếu đã chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá Công trình Lăng trong giai đoạn mới; bày tỏ sự vinh dự khi được đón tiếp Đoàn, chúc Đoàn hoàn thành xuất sắc chương trình theo Kế hoạch; đồng thời, trao tặng Huy hiệu Bác Hồ cho các đại biểu của Đoàn.

Chia sẻ về mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, Đại tá Phạm Văn Hiếu khẳng định: Mối quan hệ hữu nghị được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo vun đắp, phát triển. Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn quý báu, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Thiếu tướng Hoàng Văn Đào phát biểu.

Thay mặt Đoàn, Thiếu tướng Hoàng Văn Đào cảm ơn sự đón tiếp tận tình, chu đáo của Lãnh đạo, thủ trưởng, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, Ban Quản lý Lăng; nhấn mạnh sẽ tiếp tục đóng góp, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, hai Quân đội; qua đó, củng cố, phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc./.