Xuất Khẩu Cao Su Tháng 10 Năm 2023 Pdf

Xuất Khẩu Cao Su Tháng 10 Năm 2023 Pdf

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2023, lượng cao su xuất khẩu sụt giảm nhẹ sau hai tháng tăng liên tiếp. Cụ thể, tháng 9/2023, Việt Nam xuất khẩu được 193,3 nghìn tấn cao su, trị giá 251,76 triệu USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 8/2023; so với tháng 9/2022 giảm 0,2% về lượng và giảm 10% về trị giá.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2023, lượng cao su xuất khẩu sụt giảm nhẹ sau hai tháng tăng liên tiếp. Cụ thể, tháng 9/2023, Việt Nam xuất khẩu được 193,3 nghìn tấn cao su, trị giá 251,76 triệu USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 8/2023; so với tháng 9/2022 giảm 0,2% về lượng và giảm 10% về trị giá.

Xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD

Báo Công thương - 07/12/2022 8:40:26 SA

11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tháng 11/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 240 nghìn tấn, trị giá 328 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với tháng 10/2022; so với tháng 11/2021 tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 8,4% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.366 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 10/2022 và giảm 19,3% so với tháng 11/2021. Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD

Trong 10 tháng qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 69,5%, 7,1% và 2,6%. Giá trị xuất khẩu cao su tăng mạnh nhất tại thị trường Nga với mức tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2021. Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu cao su giảm mạnh nhất là Tây Ban Nha (-39,3%).

Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, ước khối lượng nhập khẩu cao su tháng 11/2022 đạt 220 nghìn tấn với giá trị đạt 265 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2022 đạt gần 2,03 triệu tấn và 2,93 tỷ USD, tăng 10,1% về khối lượng và tăng 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Campuchia (chiếm 47,9% thị phần), Hàn Quốc (10,5%) và Trung Quốc (9,4%) là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022. So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu cao su từ 3 thị trường này đều tăng, mức tăng lần lượt là: 15,3%, 13,4% và 50%

Tại thị trường trong nước, trong tháng 11/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động nhẹ. Giá thu mua mủ tự nhiên tại Bình Phước những ngày đầu tháng 11 tăng nhẹ lên 265 đồng/độ, về cuối tháng quay đầu giảm xuống còn 260 đồng/độ. Trong khi đó, giá mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai tiếp tục giữ vững mức 10.500 đồng/kg.

Giá thu mua cao su của nhà máy cũng diễn biến tăng nhẹ trong tháng, song vẫn ở mức thấp, dao động từ 230 – 275 đồng/độ tùy từng nhà máy, tăng 5 đồng/độ so với tháng 10. Giá thu mua của Công ty cao su Phú Riềng (Bình Phước) ở mức 265 – 275 đồng/TSC, tăng 5 đồng/TSC so với cuối tháng 10/2022; Công ty cao su Phước Hòa (Bình Dương) giữ ở mức 271 - 275 đồng/TSC; Công ty cao su Mang Yang (Gia Lai) thu mua với giá 230 – 240 đồng/TSC.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá cao su thị trường châu Á có xu thế tăng trong tháng 11/2022. Cụ thể, giá cao su trên Sàn giao dịch Osaka (Nhật Bản) ngày 15/11 tăng mạnh. Giá cao su hợp đồng benchmark kỳ hạn giao tháng 4/2023 đạt mức cao 220,1 yên/kg. Sau đó, giá cao su Nhật Bản giảm trở lại, chỉ còn 215,2 yên/kg vào cuối phiên 22/11.

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 24/11 ở mức 12.790 Nhân dân tệ/tấn, tăng 810 Nhân dân tệ (tương đương 6,8%) so với đầu tháng. Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn SICOM (Singapore) ngày 16/11 ở mức 129,8 US cent/kg, tăng nhẹ 6,7 US cent so với đầu tháng.

Tại thị trường trong nước, giá thu mua mủ cao su tự nhiên tại Bình Phước những ngày đầu tháng 11 tăng nhẹ lên 265 đồng/độ, về cuối tháng quay đầu giảm xuống còn 260 đồng/độ. Trong khi đó, giá mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai tiếp tục giữ vững mức 10.500 đồng/kg. Giá thu mua cao su của nhà máy cũng diễn biến tăng nhẹ trong tháng, song vẫn ở mức thấp, dao động từ 230 – 275 đồng/độ tùy từng nhà máy, tăng 5 đồng/độ so với tháng 10.

Theo số liệu thống kê, ước khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11/2022 đạt 240 nghìn tấn với giá trị đạt 328 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt 1,86 triệu tấn với giá trị 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về khối lượng và tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2022 ước đạt 1.578 USD/tấn, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 10 tháng qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 69,5%, 7,1% và 2,6%. Giá trị xuất khẩu cao su tăng mạnh nhất tại thị trường Nga với mức tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2021. Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu cao su giảm mạnh nhất là Tây Ban Nha (giảm 39,3%).

Cũng theo Bộ NN&PTNT, ước khối lượng nhập khẩu cao su tháng 11/2022 đạt 220 nghìn tấn với giá trị đạt 265 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt gần 2,03 triệu tấn và 2,93 tỷ USD, tăng 10,1% về khối lượng và tăng 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Campuchia (chiếm 47,9% thị phần), Hàn Quốc (10,5%) và Trung Quốc (9,4%) là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2022. So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu cao su từ 3 thị trường này đều tăng, mức tăng lần lượt là 15,3%, 13,4% và 50%./.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) chiếm 24,1% tỷ trọng về kim ngạch, đạt 2,2 triệu tấn, tăng mạnh 86,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam trong tháng 10/2023 tăng trở lại, đạt 908.142 tấn, tăng 5,% so với tháng 9 và tăng mạnh 71,5% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 656,41 triệu USD tăng 7,5% so với tháng 9/2023 và tăng 51,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Trước đó, năm 2022 Việt Nam nhập siêu sắt thép 3,93 tỷ USD. Như vậy sau lần xuất siêu đầu tiên vào năm 2021, Việt Nam đã quay trở lại nhập siêu trong năm 2022 và 2023.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu sắt thép các loại đạt trên 9,1 triệu tấn, tương đương 6,95 tỷ USD, kim ngạch đạt 6,95 tỷ USD, tăng 30,7% về lượng và tăng 0,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2023 đạt 760 USD/tấn, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng xuất khẩu thép của các thành viên VSA 10 tháng năm 2023 đạt trên 6,7 triệu tấn thép các loại, tăng trưởng 26,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó dấu ấn tăng trưởng 201% so với cùng kỳ năm 2022 ghi nhận ở mặt hàng thép cuộn cán nóng (HRC) với mức sản lượng xuất khẩu đạt trên 2,8 triệu tấn; tiếp sau đó là xuất khẩu tôn mạ đạt trên 1,8 triệu tấn, tăng trưởng 2,8%; ống thép đạt 0,25 triệu tấn, tăng trưởng 17%. Hai mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ là thép xây dựng đạt 1,4 triệu tấn giảm 27% và thép cuộn cán nguội đạt 0,36 triệu tấn giảm 16,4%.

10 thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023 tính tới hết tháng 10 lần lượt là Itlay, Campuchia, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Bỉ, Tây Ban Nha, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.

Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu thép là thị trường EU, chiếm 24,1% tỷ trọng về kim ngạch, đạt 2,2 triệu tấn, tăng mạnh 86,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Italy tăng tới 127,7%, đạt 1,355 triệu tấn, Bỉ tăng 30,1%, Tây Ban Nha tăng 70,2%…

Theo Hiệp hội Thép Châu Âu (EUROFER), Việt Nam chiếm 8,1% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào châu Âu trong 8 tháng năm 2023. Trong khi nhập khẩu thép thành phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ giảm mạnh (lần lượt là -59%, -11% và -3%) thì nhập khẩu từ Việt Nam tăng 15%.

Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng đột biến. Cụ thể, xuất khẩu sắt thép các loại sang Ấn Độ tháng 10 đạt 198.418 tấn, trị giá 139,6 triệu USD, tăng mạnh 2.346% về lượng và tăng 1.103% về kim ngạch so với tháng 10/2022. Đây cũng là tháng ghi nhận sản lượng xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm 2023.

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu sắt thép sang thị trường này đạt hơn 733.830 tấn, tương đương hơn 539,8 triệu USD, tăng 1.464% về lượng và tăng 682% về trị giá, đưa Ấn Độ trở thành thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 4 của Việt Nam. Giá xuất khẩu trung bình trong 10 tháng đầu năm đạt 735,6 USD/tấn, giảm mạnh 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện, Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) cũng đã cập nhật về triển vọng ngắn hạn cho năm 2023 và 2024 với dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 1,8% trong năm 2023 và đạt 1.814,5 triệu tấn sau khi giảm 3,3% trong năm 2022. Năm 2024, nhu cầu thép dự kiến tăng 1,9% đạt 1.849,1 triệu tấn.